Subject Headings
TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC - SUBJECT HEADINGS
NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. - Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên

I. MỤC ĐÍCH CỦA MỤC LỤC ĐỀ MỤC.

Mục đích của mục lục đề mục có thể được miêu tả một cách đơn giản nhưng đôi khi lại  khó khăn trong thực hiện. Mục lục đề mục cố gắng liệt kê dưới dạng đề mục tất cả những cuốn sách mà thư viện có. Nhằm đạt được hiệu quả cuối cùng này, từ của đề mục phải thông dụng đối với người sử dụng, phải rõ ràng và bảo đảm tính chân thực của tài liệu; nói một cách khác đề mục phải mang tính khoa học và đại chúng.

II. CÁCH TRÌNH BÀY TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC.

Những đề mục chính :
  1. Đề mục đơn :Hầu hết các lĩnh vực chung của tri thức và những đối tượng cụ thể đều được mô tả như một đề mục đơn, chẳng hạn như: Hóa học, Giáo dục, Luật pháùp,... . Khi danh từ có nhiều nghĩa thì một từ hay cụm từ bổ nghĩa sẽ được thêm vào để giới hạn đề mục trong một chủ đề hoặc một khái niệm : Pascal (Ngôn ngữ lâïp trình máy tính); Ấm học (Vật lý).

  2. Đề mục cụm từ :
  • Đề mục kép: Đề mục kép của hai danh từ được nối nhau bằng từ " và ". Hầu hết   chúng được dùng cho những mục đích sau:

    • Để nối những đề tài, khái niệm được đề cập chung trong cùng một cuốn sách. Ví dụ như : Bán dẫn và Chất bán dẫn; Vải vóc và quần áo,...

    • Để nối hai chủ đề tương phản nhau thường được nói đến trong cùng một cuốn sách. Ví dụ như : Ắn mòn và Chôùng ăn mòn; Tôn giáo và Vô thần.

    • Để diễn tả mối quan hệ giữa hai khái niệm hoặc hai sự việc. Ví dụ như: Khoa học và Đời sôùng; Ma túy và Thanh niên.

  • Đề mục tính từ : Đề mục tính từ được dùng khi một chủ đề hoặc một khái niệm    không thể mô tả một cách hoàn toàn bởi một danh từ đơn . Hầu hết các dạng     thông thường của đề mục tính từ được xem như một danh từ hoặc một cụm từ với   một hay nhiều tính từ bổ nghĩa : Hóa học hửu cơ; Toán rời rạc; Chủ nghĩa Cộng sản khoa học.
          Trong nhiều trường hợp, đề mục được đảo ngược để danh từ về phía trước để nêu bật ý cơ bản của đề mục, chẳng hạn như : Tương đôùi, Thuyết; Ong, Phương pháp nuôi.

  • Đề mục giới từ : Một số khái niệm được mô tả bằng danh từ hoặc cụm từ nối nhau bởi những giới từ chỉ mối quan hệ của chúng , chẳng hạn như: Điện trong côngnghiệp; Lái xe trong thành phố; Ô nhiễm của chất tẩy rửa trong sông, hồ...

Tham khảo chéo:

Tham khảo chéo được dùng để hướng dẫn cho người sử dụng tra cứu mục lục bằng những thuật ngữ mà không dùng đề mục chủ đề vốn có. Nó hướng sự chú ý của độc giả vào những tài liệu liên quan đến đề tài đang được tra cứu. Trong khi đó một đề mục có thể xuất hiện nhiều lần trong mục lục, mỗi phiếu tham khảo chỉ làm một lần mà không chú ý đến việc có bao nhiêu lần đề mục liên quan được phân chia đối với tài liệu tham khảo. Tham khảo chéo xuất hiện ở nhiều dạng với nhiều mục đích khác nhau: Tham khảo " Xem", tham khảo "Xem thêm", tham khảo Tổng quát.

  1. Tham khảo "Xem" : Tham khảo "Xem" xuất hiện dưới dạng những thuật ngữ không cho phép dùng và chỉ ra một thuật ngữ khác nên dùng . Trong một khung đề mục, lời chỉ dẫn cách thực hiện tham khảo "Xem" được cho ở phía sau đề mục cho phép và được chỉ dẫn bởi một dấu (X ) đứng trước. Biểu tượng (X) chỉ rằng tham khảo "Xem" được thực hiện từ những thuật ngữ theo ngay sau chủ đề ở trước nó
                     Điện toán                         Trận đánh Điện Biên Phủ
                 x Tin học                     x Điện Biên Phủ, Trận đánh
    Điều này có nghĩa là trong khung đề mục sẽ có những thuật ngữ dẫn nhập " Tin học " và " Điện Biên Phủ, Trận đánh" theo sau từ "xem" để thay cho Điện toánTrận đánh Điện Biên Phủ.
                Điện toán  xem Tin học
                Trận đánh Điện Biên Phủ xem  Điện Biên Phủ, Trận đánh
    Nói chung , tham khảo "Xem" được thực hiện từ những thuật ngữ đồng nghĩa hoặc gần như đồng nghĩa và những hình thức đảo ngược mà không dùng đề mục chủ đề . Đôi khi tham khảo "Xem" được thực hiện từ một thuật ngữ chính xác hơn là dùng một đề mục với thuật ngữ tổng quát.

  2. Tham khảo "Xem thêm" : Tham khảo "xem thêm" nối một đề mục này với một đề mục khác có liên quan hoặc nhiều đề mục với nhau. Khi thư viện có danh mục tài liệu dưới hai đề mục , thì "xem thêm" được thực hiện nhằm một trong hai mục đích:

    • Để tra cứu từ một chủ đề tổng quát đến những phần cụ thể hơn của nó ( tra cứu ở bậc thấp hơn )

    • Để tra cứu từ một chủ đề này đến sự ít , nhiều hay ngang bằng của một chủ đề khác có liên quan ( tra cứu cùng bậc ).

    Tham khảo "xem thêm" không thực hiện từ một đề mục đã cho đến một đề mục khác tổng quát hơn ( tra cứu ở bậc cao hơn).
    "Xem thêm" được liệt kê trực tiếp với nhiều đề mục. Hơn nữa , lời giới thiệu đưa ra và những đề mục tra cứu được chỉ dẫn bằng biểu tượng ( xx ) có nghĩa là xem thêm. Điều này cũng có nghĩa là tham khảo chéo được thực hiện từ đề mục trên với dấu (xx) ở phía trước đến đề mục dưới. Chẳng hạn như đối với đề mục "Ong" ta thấy như sau :
                Ong                                          Mật ong
                Xem thêm Mật ong                     Xem thêm Ong
                xx Mật ong; Côn trùng                xx Ong
    Điều này giúp cho độc giả tìm hiểu về " Ong " biết rằng họ cũng có thể tìm hiểu về "Mật ong" . Đồng thời nó cũng cho thấy rằng Ong  và Côn trùng có thể tìm thấy ở "xem thêm" đối với Ong. Hai cách chỉ dẫn ở trên đều cho một kết quả ở sự tra cứu theo sau trong mục lục :
                        Ong
                            xem thêm
                    Mật ong
                        Mật ong
                            xem thêm
                    Ong
                        Côn trùng
                            xem thêm
                    Ong
    Độc giả tìm hiểu Ong sẽ không tìm thấy tham khảo chéo đến Côn trùng bởi vì nó ở bậc tham khảo cao hơn.

    3. Tham khảo tổng quát: Tham khảo tổng quát có tham khảo xem và xem thêm, bao gồm toàn bộ bảng phân loại hoặc các lớp phân chia của đề mục hơn là một đề mục riêng. Sự sắp xếp này được dùng để giảm khoảng cách giữa bảng kê tiêu đề đề mục và mục lục của thư viện. Một sự giải thích hay chỉ dẫn chung được thay thế cho một bảng kê đề mục riêng biệt dài dòng. Ví dụ :
                   Sông ngòiù
                       Xem thêm Đập nước; Lụt lội; ... Cũng xem thêm tên những con sông

Tiểu phân mục:
Trong một khung đề mục, nhiều chủ đề tổng quát được chia nhỏ để chỉ những khía cạnh đặc thù hoặc để qui định sự sắp xếp cho số lượng lớn tài liệu có cùng chủ đề. Có nhiều kiểu tiểu phân mục: chủ đề hay đề tài; hình thức; thời đại; và nơi chốn, địa phương, hay địa lý.

  1. Tiểu phân mục theo chủ đề hay đề tài: Sự phân chia theo một chủ đề hay đề tài thêm vào đề mục chính mang đến một khía cạnh đặc thù hoặc đặc điểm của chủ đề chung.

        Anh ngữ -- Anh ngữ thương mại
        Anh ngữ -- Thổ ngữ
        Anh ngữ -- Từ nguyên học
        Giáo dục --Chương trình giảng dạy
        Giáo dục --Tài chính

  2. Tiểu phân mục theo hình thức:Sự phân chia theo hình thức mô tả dạng vật lý hay thư tịch của tài liệu được phân loại.

        Hóa học -- Từ điển
        Khoa học Thư viện -- Thư tịch
        Đường sắt -- Bản đồ
        Khoa học Không gian -- Aán phẩm định kỳ

    Một số cách gọi của sự phân chia hình thức thực ra là mô tả quan điểm của tác giả hoặc sự gần gũi với chủ đề.

        Kinh tế -- Lịch sử
        Vàng -- Luật pháp và ban hành luật
        Y học -- Học hỏi và giảng dạy
        Khoa học -- Triết lý

    Sự phân chia hình thức có thể đối chiếu với tiêu chuẩn phân chia trong khung phân loại Dewey. Bởi vì nhiều kiểu phân chia hình thức và đề tài rất thông dụng.

        Quản thủ thư viện -- Niên giám
        Ấm nhạc -- Thư tịch
        Truyền hình -- Luật pháp và soạn thảo luật
        Hóa học -- Thuật ngữ

  3. Tiểu phân mục theo Thời đại: Lịch sử của một dân tộc chính bản thân nó đã đóng góp vào vấn đề biên niên sử  hay thời đại.

      Việt nam -- Lịch sử -- 968-980, Nhà Đinh
                                  -- 981-1009, Nhà Lê
                                  -- 1010-1225, Nhà Lý
                                  -- 1954-1975, Kháng chiến chống Mỹ

  4. Tiểu phân mục theo Nơi chốn, Địa phương hay Địa lý: Nhiều ấn phẩm viết về một chủ đề với sự quan tâm đến một địa phương đặc biệt nào đó. Một khung đề mục cho phép phân chia theo Địa lý bằng một mệnh đề bổ túc theo sau đề mục chính . Chẳng hạn như :

        Hoa -- Việt nam
        Hoa -- Đà lạt

    Một số tiểu phân mục theo địa lý xuất hiện dưới dạng đề mục tính từ .
                    Thi ca Ấn độ
                    Truyện Nga