Về cấu trúc của Tiêu đề Đề mục
    VỀ CẤU TRÚC CỦA TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC (SUBJECT HEADINGS)

    NGUYỄN CỬU SÀ, BA., Nguyên Cán bộ Thư viện ĐH Khoa học Huế

Ta đã biết tiêu đề đề mục (subject heading) là từ hay nhóm từ ghi ở dòng đầu thẻ thư mục trong mục lục đề mục của thư viện, diễn tả ngắn gọn nội dung tư liệu để giới thiệu với độc giả. Như thế dưới mỗi tiêu đề đề mục tập hợp tất cả các tư liệu có cùng nội dung đề tài đó để độc giả tìm tư liệu theo chuyên đeà. Hệ thống tiêu đề đề mục vì thế là một công cụ tham khảo quan trọng và hữu hiệu. Khảo sát các hệ thống tiêu đề đề mục hoàn chỉnh (như của Thư viện Quốc hội Mỹ, của Sears) ta thấy các dạng cấu trúc sau đây: Danh từ, Tính từ với danh từ, Nhóm từ và câu, Tiêu đề đề mục tập hợp, Tiêu đề đề mục có tiểu phân mục.

Danh từ
    Đây là hình thức đơn giản và lý tưởng nhất vì nó vừa đơn giản vừa dễ hiểu. Thí dụ: NÔNG NGHIỆP, GIÁO DỤC, NGHỆ THUẬT, ĐIỆN TỬ, CÁ, HOA, CHIM... Danh từ thường được mở đầu bằng một số từ như: sự, tính, cái, con ... Trong tiêu đề đề mục người ta lược bỏ chúng, tuy nhiên trong Việt ngữ có nhiều trường hợp không thể bỏ các từ này vì sẽ làm lệch nghĩa nếu bỏ. Thí dụ các từ: SỰ SỐNG, CHẦT RẰN, ĐỘ SẤU...

    Đối với các từ đồng nghĩa và các từ tương đương người ta chỉ chọn một để sử dụng trong hệ thống và sử dụng các hình thức tham chiếu cho các từ khác để đưa về tiêu đề đề mục được chọn.
Thí dụ:     SINH CẢNH HỌC xem  SINH THÁI HỌC
              SINH MÔI HỌC xem SINH THÁI HỌC ...

    Đối với các từ đồng âm người ta dùng các từ khác trong ngoặc đơn đính kèm để xác định nội dung.
Thí dụ:     TƯƠNG ĐỐI, THUYẾT (VẬT LÝ HỌC)
               TƯƠNG ĐỐI, THUYẾT (TRIẾT HỌC)

    Các địa danh, tên quốc gia dân tộc cũng là tiêu đề đề mục chính và thường có tiểu phân mục:
Thí dụ:     HUẾ -- MIÊU TẢ VÀ DU LỊCH
              MATXCƠVA -- DẤN SỐ
              VIỆT NAM -- THƯ TỊCH

    Tên người cũng có thể là tiêu đề đề mục chính và thường có năm sinh năm chết, đôi khi có thêm chức tước, và tiểu phân mục.
Thí dụ:     NAPÔLÊÔNG I, HOÀNG ĐẾ PHÁP, 1769-1821.
              NGUYỄN DU, 1766-1820 -- THƯ TỊCH

Tính từ với danh từ
    Nhiều ý niệm muốn diễn đạt cần phối hợp tính từ với danh từ (tính từ bổ nghĩa cho một danh từ hay một danh từ được dùng như tính từ bổ nghĩa cho một danh từ khác), trong tiêu đề đề mục cũng thế. Thí dụ: VẬT LÝ HỌC HẠT NHẤN, TIA HỒNG NGOẠI, RONG BIỂN, CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ... Đối với những tập hợp: "Danh từ-tính từ" này phần lớn chính tính từ làm yếu tố đặc trưng, chủ yếu, xác định nội dung ý niệm của tập hợp: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Vật lý học hạt nhân, các từ chủ đạo là: Duy vật lịch sử, Hạt nhân. Nhưng cũng có trường hợp danh từ lại là yếu tố chủ yếu của tập hợp. Thí dụ đối với "Nghệ thuật trang trí", "Giáo dục phổ thông" các từ chủ đạo là: Nghệ thuật, Giáo dục.

    Tính đặc trưng, chủ yếu của các từ chủ đạo (tính từ lẫn danh từ) đòi hỏi vị trí quan trọng tương xứng cho chúng trong tiêu đề đề mục để thích ứng và lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Vì thế khi trình bày hình thức của tiêu đề đề mục người ta đặt các từ chủ đạo đứng đầu để tập hợp các đề mục liên hệ theo từ chủ đạo. Do đó nếu từ chủ đạo đứng sau thì người ta đảo nó ra trước và phân cách bằng dấu phẩy (,).
Thí dụ:     HẠT NHẤN, VẬT LÝ HỌC
              DUY VẬT LỊCH SỬ, CHỦ NGHĨA
              CÁ, NUÔI
Nếu từ chủ đạo đã đứng đầu tiêu đề đề mục thì không cần đảo.
Thí dụ:     NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
              GIÁO DỤC PHỒ THÔNG

    Vấn đề đảo trong cấu trúc của tiêu đề đề mục được khẳng định là cần thiết, nhưng mức độ thực hiện cần được bàn cãi theo từng hoàn cảnh. Việc phân tích trao đổi vấn đề này xin dành ở một phần khác khi đề cập đến việc thiết lập một hệ thống tiêu đề đề mục Việt ngữ tiêu chuẩn.

Nhóm từ và câu
    Trong tiêu đề đề mục nhiều ý niệm cũng được diễn đạt bằng nhóm từ hay câu và hình thức đảo để nêu bật phần chủ đạo cũng được sử dụng.
Thí dụ:    TÌNH YÊU TRONG THI CA
              HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA TRONG VẮN HỌC
              ĐIỆN BIÊN PHỦ, TRẬN ĐÁNH NẮM 1954

Tiêu đề đề mục tập hợp
    Một dạng khác của tiêu đề đề mục được cấu tạo bằng hai danh từ kết hợp với nhau bằng liên từ "và" gọi là tiêu đề đề mục tập hợp.
Thí dụ:     ĐÔ THỊ VÀ THÀNH PHỐ
              TỘI ÁC VÀ TỘI PHẠM
              ẮN MÒN VÀ CHẦT CHỐNG ẮN MÒN
              PHỤ NỮ VÀ HÒA BÌNH
              VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH VÀ THIẾU NHI...

Ở đây thứ tự trước sau của các danh từ cần được chú ý. Tùy trường hợp mà định trước sau, có thể theo các nguyên tắc: lớn trước nhỏ sau, nguyên nhân trước kết quả sau, chung trước riêng sau ... Nếu ngang nhau thì theo thứ tự mẫu tự. Nhưng thật ra không thể có những quy luật nhất định thật sự chính xác cho việc định thứ tự trước sau giữa hai danh từ của tiêu đề đề mục tập hợp. Và do đó cần phải có thể tham chiếu cho thứ tự ngược lại. Thí dụ: "Thành phố và đô thị" xem ĐÔ THỊ VÀ THÀNH PHỐ.

Tiêu đề đề mục có tiểu phân mục
    Tiêu đề đề mục cũng được chia nhỏ bằng tiểu phân mục cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Thí dụ:    NÔNG NGHIỆP -- THƯ TỊCH
              VIỆT NAM -- LỊCH SỬ -- HẬU BÁN THẾ KỶ XX
              VIỆT NAM -- NGOẠI GIAO -- LIÊN XÔ -- 1975-1980

Tiểu phân mục có nhiều loại:

    Trong các bản danh sách tiêu đề đề mục ngoài hệ thống dọc của các tiêu đề đề mục còn có một hệ thống ngang biểu hiện mối tương quan giữa các đề mục. Những liên hệ này được thực hiện bằng những hình thức tham chiếu (chỉ chỗ) trên thẻ tham chiếu (cross reference cards). Có hai hình thức tham chiếu: tham chiếu hướng dẫn từ một đề mục sang đề mục rộng hơn và tham chiếu giữa các đề mục tương đương hay hẹp hơn. Với mạng lưới đề mục ngang dọc tinh tế này hệ thống có khả năng đón bắt những yêu cầu tham khảo chi li để rồi đưa lại trong tay độc giả những con cá tư liệu có thể không lớn nhưng chắc là hợp khẩu vị.


Bộ phiếu mục lục với Tiêu đề Đề mục được ghi bằng chữ in hoa ở dòng đầu của phiếu môn loại