Tiêu đề mục
Tiêu đề đề mục trong hệ thống tra cứu thư viện

NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS., GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự Nhiên

Tiêu đề đề mục (Subject Headings) là bộ phận không thể thiếu được trong Hệ thống tra cứu thư viện. Hệ thống Tiêu đề đề mục của một thư viện được đưa vào trong Hệ thống mục lục nhằm phản ánh toàn bộ nội dung tư liệu của thư viện đó, vì thế nó phục vụ đắc lực nhất cho việc tra cứu tư liệu và nghiên cứu khoa học.

Tổ chức Mục lục chủ đề với Tiêu đề đề mục trong Hệ thống Mục lục Phiếu (Card Catalog).
Một bộ phiếu của một cuốn sách trong Hệ thống Mục lục phiếu bao gồm:

 
 570.1    Hoàng Đức Cự  
  
 HO- C            Sinh học đại cương: Sinh học phân tử-tế bào /Hoàng  
                    Đức Cư,  Trần Văn An.- Hà nội: ĐH Quốc gia, 1998.  
                        178tr; 21cm  
  

                        1. Sinh học phân tử.   2. Sinh học tế bào.  I. Trần Văn 
                    An.  II. Nhan đề. 

O
 
Hình 1: Phiếu chính
    2. Phiếu phụ: gồm:
    • Phiếu ĐỀ MỤC: là Phiếu chính được đánh máy thêm TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC bằng chữ in hoa trên dòng đầu tiên của Phiếu chính - Hình 2.

                SINH HỌC PHÂN TỬ  
 570.1    Hoàng Đức Cự  
  
 HO- C            Sinh học đại cương: Sinh học phân tử-tế bào /Hoàng  
                    Đức Cự,  Trần Văn An.- Hà nội: ĐH Quốc gia, 1998.  
                        178tr; 21cm  
  

                        1. Sinh học phân tử.   2. Sinh học tế bào.  I. Trần Văn 
                    An.  II. Nhan đề. 

O
 
Hình 2: Phiếu Đề mục
    • Phiếu ĐỒNG TÁC GIẢ: Tên tác giả thứ hai, thứ ba được dánh máy thêm trên dòng đầu tiên của Phiếu chính. Mỗi đồng tác giả có một phiếu - Hình 3.
                Trần Văn An 
 570.1    Hoàng Đức Cự  
  
 HO- C            Sinh học đại cương: Sinh học phân tử-tế bào /Hoàng  
                    Đức Cự,  Trần Văn An.- Hà nội: ĐH Quốc gia, 1998.  
                        178tr; 21cm  
  

                        1. Sinh học phân tử.   2. Sinh học tế bào.  I. Trần Văn 
                    An.  II. Nhan đề. 

O
 
Hình 3: Phiếu Đồng tác giả
    • Phiếu NHAN ĐỀ: Nhan đề sách được đánh máy thêm trên dòng đầu tiên của Phiếu chính, thường được đánh máy bằng chữ màu đỏ - Hình 4.
                Sinh học đại cương: Sinh học phân tử-tế bào 
 570.1    Hoàng Đức Cự    
 HO- C            Sinh học đại cương: Sinh học phân tử-tế bào /Hoàng  
                    Đức Cư,  Trần Văn An.- Hà nội: ĐH Quốc gia, 1998.  
                        178tr; 21cm  
  

                        1. Sinh học phân tử.   2. Sinh học tế bào.  I. Trần Văn 
                    An.  II. Nhan đề. 

O
 
Hình 4: Phiếu Nhan đề

Nhìn vào Phiếu chính chúng ta có thể biết được số lượng phiếu trong một bộ phiếu của một cuốn sách bằng cách nhìn vào những dòng mô tả cuối cùng của Phiếu chính: Đề mục được đánh số thứ tự Ả Rập, những tiểu dẫn phụ khác gồm đồng tác giả, nhan đề, và tùng thư được đánh số thứ tự La Mã. Ngoài ra Phiếu chính được nhân đôi để làm Phiếu Công vụ (shelf list) và xếp theo số phân loại phản ánh vị trí sách trên kệ.

Các loại phiếu được xếp riêng ra để tạo thành Mục lục Tác giả, Mục lục Nhan đeà, và Mục lục Chủ đề. Hay được xếp chung theo thứ tự ABC để tạo thành Mục lục Tự điển.

Tổ chức Tiêu đề đề mục trong Hệ thống Mục lục trực tuyến (Online Catalog).
Trong bất kỳ một Phần mềm Quản lý Thư viện nào, Tiêu đề đề mục cũng phải được tạo riêng một Trường (field). Người Phân tích Hệ thống phải am hiểu Tiêu đề mục và nhất là đừng bao giờ nhầm lẫn giữa Tiêu đề đề mục (Subject Headings) với Từ khóa (Keyword). Ngoài ra để tương tác được với bất cứ hệ thống online nào trên thế giới, cần quan tâm đến MARC format (MAchine Readable Cataloging - Dạng biên mục máy đọc được) để tạo nên những biểu ghi máy đọc được (MARC record).

Tiêu đề đề mục hữu hiệu nhất khi ta tổ chức BROWSE REARCH trong Hệ thống tra cứu: Mỗi Thư viện đưa vào một danh sách Tiêu đề đề mục phản ánh nội dung tư liệu của Thư viện mình. Phần mềm cho phép độc giả lướt tìm đề tài mình mong muốn.

Sau đây là minh họa cách tìm tài liệu theo Tiêu đề đề mục qua Hệ quản lý Thư viện GLOC tại Thư viện Cao học (http://www-lib.hcmuns.edu.vn/) và tại Thư viện Quốc hội Hoa kỳ (http://lcweb.loc.gov/catalog). Cả hai hệ thống này đều được sử dụng tốt trên INTERNET. 

TẠI THƯ VIỆN CAO HỌC - ĐH Khoa học Tự Nhiên

Trước hết độc giả nhấp chuột vào Đề mục trong thanh chọn ở trên cùng để chọn phương thức tìm tư liệu theo Tiêu đề đề mục.

Trang màn hình như Hình 5 hiện ra. Ta gõ đề mục mình muốn tìm vào ô hội thọai Tên Đề mục. Ví dụ: Anh ngữ. Rồi nhấp chuột vào ô Tìm kiếm.

Hình 5

Trang màn hình như Hình 6 liệt kê 43 đề mục bắt đầu bằng Tiêu đề đề mục chính Anh ngữ và tiếp theo là Đề mục chính với những tiêu đề phụ được xếp theo thứ tự ABC. Ví dụ ta nhấp chuột vào Đề mục Anh ngữ -- Ngữ pháp để chọn môn loại này. Rồi nhấp chuột vào ô Tìm kiếm. 

Hình 6

Những trang màn hình như Hình 7 cho ta biết có 65 nhan đề sách về nội dung ngữ pháp tiếng Anh qua đề mục Anh ngữ -- Ngữ pháp , mỗi trang phô hiện sơ lượt 15 nhan đề với tác giả. Ví dụ ta nhấp chuột vào nhan đề số 41. 

Hình 7

Màn hình như Hình 8 phô hiện một phiếu mục lục gồm thông tin về cuốn sách mà ta cần tìm. Ta có thể tìm thêm thông tin về những sách của tác giả Nguyễn Minh Hiệp và những sách cùng số phân loại 428.24 cũng như những đề mục ghi ở hàng dưới cùng của Phiếu mục lục. Qua trang màn hình ta có thể xem từ phiếu đầu tiên đến phiếu cuối cùng trong 65 phiếu của Tiêu đề đề mục này. 

Hình 8
TẠI THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ

Sau khi chọn phần Tra cứu tư liệu tại trang nhà của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ. Màn hình như Hình 9 cho ta biết có ba cách tra cứu:

      • BROWSE SEARH: Tra cứu theo cách dò tìm

      • WORD SEARCH: Tra cứu theo từ

      • COMMAND SEARCH: Tra cứu theo lệnh tìm

Hình 9

Ta chọn BROWSE SEARCH và màn hình như Hình 10 phô hiện những Cơ sở dữ liệu mà ta cần chọn. Ví dụ: Ta chọn CSDL BOOKS Cataloged Since 1975 - Sách đuọc biên mục từ năm 1975 bằng cách nhấp chuột. 

Hình 10

Màn hình như Hình 11 cho ta chọn tìm sách theo Đề mục (Subject), Nhan đề (Title), Tác giả cá nhân (Personal Author), Tác giả tập thể (Corporate Author), Tên Hội nghị (Conference Name), Số phân loại LC (LC number), hay Số phân loại Dewey (Dewey number). Ví dụ: Ta chọn Subject (Đề mục) bằng cách nhấp chuột. 

Hình 11

Màn hình như Hình 12 cho ta ô hội thoại Đề mục. Ví dụ: Ta gõ đề mục Vietnam và nhấp chuột vào ô Browse. 

Hình 12

Những màn hình như Hình 13 liệt kê cho ta tất cả các Đề mục về chủ đề Việt nam gồm Đề mục chính và tiểu phân mục. Ví dụ: Ta chọn Đề mục Vietnam -- Armed Forces (Việt Nam -- Lực lượng vũ trang) gồm 28 sách bằng cách nhấp chuột vào ô Display. 

Hình 13

Màn hình như Hình 14 liệt kê sơ lược tất cả 28 sách có Đề mục tương ứng. Mỗi trang phô hiện 20 đơn vị thư mục (item). Ví dụ: Ta chọn item 11 để xem thông tin về cuốn sách viết về Quân đội nhân dân Việt nam của tác giả Lê Khả Phiêu. 

Hình 14

Màn hình như Hình 15 phô hiện những thông tin mô tả cuốn sách mà ta cần tìm. Trong phần mô tả cuốn sách này ta thấy có hai đề mục phản ánh hai nội dung khác nhau của cuốn sách. Ta có thể nhấp chuột vào những đề mục trên để có được những cuốn sách theo chủ đề mình cần. 

Hình 15

Với phương pháp nhện bò và qua hệ thống Tiêu đề đề mục ta có thể lùng sục vào tất cả những chủ đề theo yêu cầu để dễ dàng tìm thấy tài liệu mong muốn.