Kỹ năng Thư viện
KỸ NĂNG CĂN BẢN NGHỀ THƯ VIỆN -
MỘT VẤN ĐỀ BỨC THIẾT ĐỐI VỚI CÁN BỘ THƯ VIỆN HIỆN NAY
DƯƠNG THÚY HƯƠNG, BS., Phó GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên

Qua quá trình tìm hiểu thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu như tất cả những người đã và đang công tác trong ngành thư viện, nhất là những cán bộ làm công tác nghiệp vụ trong một thư viện hoặc trung tâm thông tin đều gặp không ít khó khăn trong công việc hàng ngày. Trước sự bùng nổ thông tin cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, càng lúc càng tạo nên những áp lực lớn và đòi hỏi người cán bộ thư viện phải được nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề, nắm vững công nghệ mới nhằm bắt kịp đà phát triển của xã hội nói chung và ngành thông tin thư viện nói riêng. Trong vài năm gần đây, một số cơ quan đầu ngành cũng có tổ chức một số khóa tập huấn ngắn hạn về từng chuyên đề nhỏ, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào hướng dẫn một cách đầy đủ, cụ thể theo trình tự những kỹ năng căn bản trong công tác thư viện. Hiện nay, vai trò xã hội của thư viện được nâng cao, nghề thư viện được chú trọng hơn thì yêu cầu về trau dồi kỹ năng để tăng nhanh hiệu quả phục vụ của thư viện lại trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Với mục đích đáp ứng phần nào yêu cầu trên, Câu lạc bộ Thư viện dự kiến sẽ biên soạn và xuất bản cuốn sách " Kỹ năng căn bản nghề Thư viện", bao gồm những kỹ năng cần thiết cho người làm việc trong thư viện hoặc cơ quan thông tin một cách chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, nhất là những người mới vào nghề. Nội dung tập trung vào năm phần chính như sau:

  • Quản lý Thư viện (Library Management)
    Cung cấp kiến thức tổ chức, điều hành, và quản lý một thư viện nhằm lưu trữ thông tin và phục vụ truy cập một cách hiệu quả nhất

    • Loại hình thông tin

    • Sơ đồ tổ chức Thư viện

    • Tiến trình tổ chức và xử lý tư liệu trong Thư viện

  • Công tác nghiệp vụ (Technical Services)
    Cung cấp kiến thức và kỹ năng nhằm xác định kỹ thuật và tiêu chuẩn để kiểm soát dữ liệu thư mục và thông tin, cũng như dùng để định vị và truy cập thông tin.

    • Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế - ISBD (International Standard Bibliographic Description)

    • Biên mục: Phân loại và Phân tích chủ đề

    • Dạng Thư mục đọc được bằng máy - MARC formats (MAchine - Readable Cataloging)

    • Điểm truy cập (access points)

    • Chiến lược truy tìm

    • Sắp xếp thứ tự biểu ghi thư mục

    • Nạp và tải biểu ghi thư mục (uploading and downloading records)

  • Công tác phục vụ (Public Services)
    Bồi dưỡng kỹ năng vận hành dịch vụ mượn trả một cách xác thực và mang tính hiệu quả cao dựa trên vốn tài liệu của thư viện, cụ thể bằng một số hoạt động trong hệ thống lưu hành:

    • Nguyên tắc của hệ thống lưu hành

    • Chính sách lưu hành

    • Tài liệu dành riêng

    • Mượn liên thư viện (interlibrary loans)

    • Tình trạng tài chính

    • Hệ thống lưu hành ấn phẩm định kỳ

  • Bổ sung tài liệu (Collection Development)
    Rèn luyện kiến thức và năng lực trong công tác phát triển kho tư liệu thư viện một cách hợp lý và khoa học, xây dựng một chính sách bổ sung tư liệu dựa trên những yếu tố sau:

    • Xác định đối tượng và mục tiêu phục vụ của thư viện

    • Đánh giá chất lượng của bộ sưu tập tài liệu hiện có

    • Nghiên cứu yêu cầu bổ sung từng loại sách

    • Định hướng phát triển kho tài liệu

    • Cân đối ngân sách hàng năm

    • Lập kế hoạch bổ sung từ tổng quát đến cụ thể

  • Bảo quản tài liệu (Collection Maintenance)
    Cung cấp những hiểu biết và kỹ năng để lưu trữ, bảo quản và gìn giữ kho tài liệu trong một môi trường thích hợp và an toàn. Cụ thể theo hai nội dung sau đây:

    • Tổ chức kho

      • Phòng ốc và giá kệ phải thích ứng với từng loại hình tài liệu

      • Tránh những tác hại của môi trường làm hư hỏng tài liệu

      • Kỹ thuật xếp giá phải thuận tiện trong phục vụ

      • Kho đóng và Kho mở

    • Bảo quản

      • Tiếp nhận và xác định tình trạng của ấn phẩm

      • Bảo quản trước và Bảo quản sau

      • Kiểm tra kho sách theo định kỳ

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một cách sơ lược về nội dung dự kiến của cuốn sách sắp xuất bản vào đầu năm 2000, hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp cũng như yêu cầu nghiệp vụ cần thể hiện từ tất cả đồng nghiệp xa gần, để cuốn sách thật sự là một tài liệu hướng dẫn đầy đủ, khoa học và chính xác những kỹ năng căn bản của nghề thư viện.

Cuốn sách " Kỹ năng căn bản nghề Thư viện"  là đúc kết những kinh nghiệm xây dựng Thư viện Cao học theo hướng chuẩn hóa, hội nhập; những bài giảng trong những Khóa Tập huấn nghiệp vụ Thư viện hiện đại; và phần lớn dựa vào những Tài liệu tham khảo sau:

  1. Cataloging & Classification I: Fall 1996/ Linda LaPuma Bial.- Urbana-Champaign: University of Illinois at Urbana-Champaign, 1996

  2. CatSkill: A Multimedia Course on AACR2 and MARC/ DocMatrix Pty Ltd and Learning Curve Pty Ltd..- Canbera: InfoTrain, 1999

  3. Classification Made Simple/ Eric J. Hunter.- Aldershot, UK: Gover Publishing, 1995

  4. Collection Development: Spring 1994/ Sheila S. Intner.- Boston: Simmons College, 1994

  5. The Collection Development Policy and Procedure of the Central Library of Ho Chi Minh City University/ Nguyen Minh Hiep.- Boston: Simmons College, 1994

  6. Computer-Related Technologies in Library Operations/ Kieth C. Wright.- Aldershot, UK: Gover Publishing, 1995

  7. Library and Information Center Management/ Robert Stueart and Barbara B. Moran.- Englewood, Colorado: Libraries Unlimted. Inc., 1993

  8. Library of Congress Subject Headings: Principles and Application/ Lois Mai Chan.- Englewood, Colorado: Libraries Unlimted. Inc., 1995

  9. Managing Library Automation/ Marlene Clayton.- Aldershot, UK.: Ashgate Publishing, 1992

  10. Managing Multimedia Equipment/ Carol Javes.- Canbera: DocMatrix Ltd., 1998

  11. MARC Manual: Understanding and Using MARC Records/ Deborah J. Byrne.- Englewood, Colorado: Libraries Unlimted. Inc., 1991

  12. Techniques for Student Research/ Nancy D. Lane.- South Melbourne: Addison Wesley Longman Australia Pty Ltd., 1999

  13. Understanding MARC Bibliographic.- Washington DC.: Librarary of Congress, 1994

  14. University of East Anglia Library Service Level Agreement 1998.- Norwich, UK.: University of East Anglia Library, 1998