Subject Headings
Hiểu biết thêm về Subject Headings

LÊ NGỌC OÁNH, ML., - Thư viện ĐH Mở-Bán công

Subject Heading cần thiết như thế nào?

Subject Heading không phải là Từ khóa.

  • Một điều nữa cần phân biệt là: các tiêu đề đề mục (Subject Headings) không phải là các từ khóa (Keywords). Người ta đã nói đến các tiêu đề đề mục từ giữa thế kỷ 19 và thiết lập các khung đề mục tiêu chuẩn vào cuối thế kỹ 19 trong khi các từ khóa chỉ mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 khi các máy điện toán ra đời trên trái đất này. Từ khóa dựa vào các từ trong nhan đề sách hay bản tóm lược nội dung của một cuốn sách. Điều lợi là thông tin có thể được truy cập theo những từ mà tác giả đã dùng trong nhan đề, những từ mà nó thường phản ánh các danh từ thông dụng trong một lãnh vực đề tài đặc biệt. Điều bất lợi là khi người sử dụng muốn truy cập tất cả những thông tin hay càng nhiều thông tin càng tốt về một đề tài, người đó phải tìm kiếm theo tất cả những từ đồng nghĩa cho đề tài đó. Một vấn đề khác nêu lên là khi một nhan đề không chứa đúng những từ mà nó ra nội dung đề tài; đây là trường hợp của nhiều nhan đề trong các tài liệu về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
     

  • Tiêu đề đề mục được chọn lựa, kiểm soát và đã được tiêu chuẩn hóa. Mỗi tiêu đề chỉ ứng dụng cho một lãnh vực đề tài và những từ ngữ đồng nghĩa với đề tài đó đều được qui về tiêu đề đã được lựa chọn. Khung đề mục tiêu chuẩn bao gồm nhiều lãnh vực của kiến thức và mỗi tiêu đề được ứng dụng cho một tác phẩm là kết quả tư duy của người làm công tác biên mục khi khảo sát về nội dung của cuốn sách đó.
     

  • Vậy khung đề mục là cần thiết cho việc thiết lập mục lục chủ đề của thư viện. Làm thế nào chúng ta có được khung đề mục để ứng dụng cho thư viện chúng ta?

Thử bàn về một phương thức soạn thảo khung đề mục.

    Dựa vào các nguyên tắc soạn đề mục của Hiệp hội Thư viện thế giới (IFLA), cán bộ làm công tác biên mục của từng thư viện tự ấn định những tiêu đề đề mục thích hợp với các đề tài trong nguồn tư liệu của thư viện mình. Dần dần sẽ tạo nên cho chính thư viện mình một Khung đề mục.

    Theo phương thức này mỗi thư viện sẽ có những bộ tiêu đề đề mục khác nhau, không thống nhất, có thể mâu thuẩn nhau. Tuy nhiên nếu đề mục được soạn thảo theo cùng những quy định chung về "Cấu trúc của đề mục" thì cũng có thể dễ dàng liên thông với nhau. Dần dần sẽ đi đến thống nhất đề mục giữa các thư viện trong một liên hiệp (theo vùng, theo ngành,...) để đi đến một Khung đề mục hoàn chỉnh hơn.

  Một Uỷ ban soạn thảo khung đề mục:

    Việc này đòi hỏi những thành viên của ủy ban phải là cán bộ thư viện nắm vững những nguyên tắc thiết lập đề mục và mỗi thành viên am tường về một lãnh vực kiến thức để soạn thảo những tiêu đề mục trong từng lãnh vực rồi hợp lại một khung đề mục chung. Công tác này có thể thực hiện một cách thủ công trên từng thẻ tiêu đề rồi xếp lại theo thứ tự mẫu tự hoặc có thể hiển thị trên máy tính. Công tác này đòi hỏi một thời gian rất lâu, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và không tránh khỏi những điều phức tạp, khó khăn trở ngại.

Tổ chức nào có thể đứng ra soạn thảo khung đề mục?