Mở rộng Dewey cho Việt Nam
NHỮNG ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ TRONG VIỆC
MỞ RỘNG CÁC CON SỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM
TRONG KHUNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY

LÊ NGỌC OÁNH, ML - Thư viện ĐH Mở-Bán Công

Trong bài viết "Một số vấn đề đáng quan tâm trong việc biên dịch khung phân loại thập phân Dewey", đăng trong Bản tin Điện tử của Câu lạc bộ Thư viện số 9/1999, tôi đã nêu vấn đề cần mở rộng những con số liên quan đến Việt Nam mà trong bảng phân loại gốc những con số này rất là đơn giản. Đó là những con số liên quan đến khu vực địa dư, thời kỳ lịch sử và các thể loại và thời kỳ văn học Việt Nam. Tôi cũng đưa ra một số gợi ý sơ lược về việc thêm những con số cho các miền, tỉnh thành và quận, huyện ở Việt Nam vào bảng tiểu phân mục về địa dư và thêm những con số cho các thời đại, triều đại và chế độ chính trị, các triều vua và nguyên thủ quốc gia, v.v. tại Việt Nam vào bảng phân chia thời kỳ lịch sử của bảng phân loại. Hôm nay, tôi xin đưa ra những gợi ý một cách cụ thể hơn:

  • Về các khu vực địa dư

Trong Bảng tiểu phân mục về các khu vực địa dư (Bảng 2) của khung Phân loại Dewey, con số dành cho Việt Nam là 597 và đó là con số duy nhất. Ta thêm con số thứ 4 cho các miền lãnh thổ Việt Nam. Những miền lãnh thổ này không thể gồm quá 9 tỉnh thành. Vì vậy, tôi đề nghị chia nước ta thành 9 miền lãnh thổ với các ký hiệu phân loại về địa dư sau đây:

    597 1  Miền núi Bắc bộ
    597 2  Miền trung du Bắc bộ
    597 3  Miền đồng bằng sông Hồng
    597 4  Miền duyên hải Bắc trung bộ
    597 5  Miền duyên hải Nam trung bộ
    597 6  Miền Tây nguyên
    597 7  Miền Đông Nam bộ
    597 8  Miền Tây Nam bộ - Các tỉnh Tiền Giang
    597 9  Miền Tây Nam bộ - Các tỉnh Hậu Giang

Ta lại thêm con số thứ 5 cho các tỉnh thành trong mỗi miền:

    597 1  Miền núi Bắc bộ
         11  Lạng Sơn
         12  Cao Bằng
         13  Hà Giang
         14  Tuyên Quang
         15  Bắc Cạn - Thái Nguyên
         16  Lào Cai - Yên Bái
         17  Lai Châu
         18  Sơn La
         19  Hòa Bình
    597 2  Miền Trung du Bắc bộ
         21  Phú Thọ
         22  Vĩnh Phúc
         23  Bắc Ninh
         24  Bắc Giang
         25  Quảng Ninh
    597 3  Miền đồng bằng sông Hồng
         31  Hà Nội (Thủ đô)
         32  Hưng Yên
         33  Hải Dương
         34  Hải Phòng (Thành phố)
         35  Thái Bình
         36  Nam Định
         37  Hà Nam
         38  Ninh Bình
         39  Hà Tây
    597 4  Miền duyên hải Bắc trung bộ
         41  Thanh Hóa
         42  Nghệ An
         43  Hà Tĩnh
         44  Quảng Bình
         45  Quảng Trị
         46  Thừa Thiên - Huế
    597 5  Miền duyên hải Nam trung bộ
         51  Đà Naüng (Thành phố)
         52  Quảng Nam
         53  Quảng Ngãi
         54  Bình Định
         55  Phú Yên
         56  Khánh Hòa
         57  Ninh Thuận
         58  Bình Thuận
    597 6  Miền Tây nguyên
         61  Kon Tum
         62  Gia Lai
         63  Dăk Lăk
         64  Lâm Đồng
    597 7  Miền Đông Nam bộ
         71  Bình Phước
         72  Bình Dương
         73  Tây Ninh
         74  Đồng Nai
         75  Tp. Hồ Chí Minh
         76  Bà Rịa - Vũng Tàu
    597 8  Miền Tây Nam bộ - Các tỉnh Tiền Giang
         81  Long An
         82  Tiền Giang
         83  Bến Tre
         84  Đồng Tháp
         85  Vĩnh Long
         86  Trà Vinh
    597 9  Miền Tây Nam bộ - Các tỉnh Hậu Giang
         91  An Giang
         92  Cần Thơ
         93  Sóc Trăng
         94  Kiên Giang
         95  Bạc Liêu
         96  Cà Mau

Ta cũng lại có thể thêm con số thứ 6 cho các thành phố, thị xã, quận, huyện thuộc mỗi tỉnh và con số thứ 7 cho các phường, xã thuộc mỗi quận, huyện.

  • Về các thời kỳ lịch sử

Trong bảng phân loại về các thời kỳ lịch sử của khung Phân loại Dewey, con số dành cho thời kỳ lịch sử Việt Nam là 959.7 và được tiểu phân một cách sơ sài và không chính xác. Ta có thể thêm số lẻ thứ hai cho các thời đại trong lịch sử Việt Nam. Tôi đề nghị chia lịch sử Việt Nam thành 6 thời kỳ với các ký hiệu phân loại thời đại lịch sử sau:

    959.71    Thời đại nguyên thủy
    959.72    Thời đại dựng nước
    959.73    Thời Bắc thuộc và chống xâm lược phương Bắc
    959.74    Thời đại phong kiến
    959.75    Thời Pháp thuộc và chống thực dân Pháp
    959.76    Thời đại từ 1945 trở về sau

Ta lại thêm số lẻ thứ 3 cho các triều đại và các sự kiện lịch sử quan trọng, số lẻ thứ 4 cho các triều vua và những biến cố lịch sử, v.v..

959.71    Thời đại nguyên thủy
959.72    Thời đại dựng nước (Văn Lang - Ấu Lạc) thế kỷ VII TCN-179 TCN
         21   Các Vua Hùng (TK VII TCN-208 TCN)
         22   Nhà Thục (208 TCN-179 TCN) với kháng chiến chống xâm lược Tần, Triệu
959.73    Thời Bắc thuộc và chống xâm lược phương Bắc (179 TCN-939 SCN)
         31   Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN-39 SCN)
         32   Hai Bà Trưng (40-43)
         33   Bắc thuộc lần thứ hai (43-544)
         34   Nhà Tiền Lý (544-602)
         35   Bắc thuộc lần thứ ba (603-939) với các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc  Loan, Phùng Hưng, Khúc 

               Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền
959.74    Thời đại phong kiến (Kỷ nguyên Đại Việt) 939-1984
         41   Nhà Ngô và Thập nhị sứ quân (939-967)
         42   Nhà Đinh (968-980)
         43   Nhà Tiền Lê (980-1009) kháng chiến chống Tống
         44   Nhà Hậu Lý (1010-1225)
         441   Thái Tổ (1010-1028)
         442   Thái Tông (1028-1054)
         443   Thánh Tông (1054-1072)
         444   Nhân Tông (1072-1127) kháng chiến chống Tống
         445   Thần Tông (1128-1138)
         446   Anh Tông (1138-1175)
         447   Cao Tông (1176-1210)
         448   Huệ Tông (1211-1225)
         449   Chiêu Hoàng (1125)
         45   Nhà Trần (1225-1400)
         451   Thái Tông (1225-1258)
         452   Thánh Tông (1258-1278)
         453   Kháng chiến chống Nguyên Mông
         454   Nhân Tông (1279-1293)
         455   Anh Tông (1293-1314) và Minh Tông (1314-1329)
         456   Hiển Tông (1329-1341) và Dụ Tông (1341-1369)
         457   Nghệ Tông (1370-1373) và Duệ Tông (1374-1377)
         458   Phế Đế (1377-1388) và Thuận Tông (1388-1898)
         459   Hồ Quý Ly (1398-1400)
         46   Nhà Hồ và Minh thuộc (1400-1427)
         461   Hồ Quý Ly (1400) và công cuộc cải cách
         462   Hồ Hán Thương (1401-1407)
         463   Cuộc kháng chiến chống Minh (1406-1407)
         464   Minh thuộc (1407-1427)
         465   Kinh tế và xã hội
         466   Văn hóa
         467   Các vận động khác của thời kỳ Minh thuộc
         468   Kháng chiến của Giản Định Đế và Trần Quý Khoách
         469   Kháng chiến của Lê Lợi (1418-1427)
         47   Nhà Hậu Lê (1428-1427)
         471   Thái Tổ (1428-1433)
         472   Thái Tông (1434-1442)
         473   Nhân Tông (1443-1459)
         474   Thánh Tông (1460-1497)
         474 1   Luật pháp
         474 2   Hành chánh
         474 3   Kinh tế và xã hội
         474 4   Văn hóa
         474 5   Ngoại giao 
         474 6   Quân sự
         475   Hiến Tông (1497-1504) và Túc Tông (1504)
         476   Uy Mục
         477   Tương Dực (1510-1516)
         478   Chiêu Tông và Cung Hoàng (1516-1527)
         479   Mạc Đăng Dung chuyên quyền
         48   Thời kỳ phân tranh Nam-Bắc (1527-1802)
         481   Nhà Mạc (1527-1592)
         482   Nhà Lê Trung Hưng (1592-1788)
         483   Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
         484   Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa
         484 1   Đàng Ngoài
         484 2   Đàng Trong
         485   Nhà Tây Sơn (1771-1802)
         485 1   Diệt họ Nguyễn (1777-1783)
         485 2   Nguyễn vương lưu vong (1783-1788)
         485 3   Diệt họ Trịnh (1786)
         485 4   Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh (1788)
         485 5   Quang Trung (1788-1792) với các cuộc cải cách
         485 6   Cảnh Thịnh (1792-1802)
         485 7   Nguyễn Vương tái chiếm Gia Định và thống nhất đất nước (1788-1802)
         49   Nhà Nguyễn cho đến thời kỳ Pháp thuộc (1802-1883)
         491   Gia Long (1802-1820)
         492   Minh Mạng (1820-1840)
         493   Thiệu Trị (1840-1847)
         494   Tự Đức (1847-1583) với chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
959.75    Thời Pháp thuộc và chống thực dân Pháp
         51   Giai đoạn từ 1884-1896: Phong trào Cần Vương
         52   Giai đoạn từ 1897-1919
         521   Sự biến đổi của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
         522   Các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam
         522 1   Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Tư sản
         522 2   Phan Bội Châu với phong trào Đông Du
         522 3   Phan Chu Trinh với xu hướng cải cách
         522 4   Đông Kinh Nghĩa Thục
         522 5   Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội
         522 6   Việt Nam Quang Phục hội
         523   Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
         523 1   Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa
         523 2   Phong trào đấu tranh yêu nước, cách mạng
         523 3   Phong trào hội kín Nam Kỳ
         523 4   Những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của các dân tộc ít người
         524   Giai đoạn từ 1919-1930
         524 1   Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
         524 2   Bước phát triển mới của phong trào dân tộc ở Việt Nam sau chiến tranh và cuộc khởi nghĩa bất   

                    thành ở Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1930)
         525   Giai đoạn từ 1930-1945
         525 1   Phong trào cách mạng sau khi Đảng Cộng sản Đông dương ra đời
         525 2   Cuộc vận động dân chủ (1936-1939)
         525 3   Cao trào vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) với sự thành lập  Mặt trận Việt Minh và Cách

                    mạng tháng 8-1945
959.76    Thời đại từ 1945 trở về sau
          61   Thời kỳ 1945-1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng nền Dân chủ Cộng hòa
          62   Thời kỳ 1954-1975: Kháng chiến chống đế quốc Mỹ
          63   Thời kỳ 1975 đến nay: Xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những đề nghị trên đây về các con số tiểu phân mục cho các khu vực địa dư và các con số phân loại cho các thời kỳ lịch sử tại Việt Nam chỉ là những gợi ý. Mong các vị chuyên gia về lịch sử và địa lý tham gia ý kiến để nội dung của các con số này được hoàn chỉnh và ta có thể đưa vào Bảng Phân loại của chính quốc gia đã soạn thảo ra nó.

Riêng các con số phân loại về các thể loại và thời kỳ văn học của Việt Nam, tôi đã đưa ra những gợi ý khá chi tiết trong bài viết trước đây (Bản tin điện tử số 9/1999). Mong được các vị chuyên gia về văn học Việt góp ý hiệu đính để chúng ta cũng có thể đưa các con số này vào Bảng Phân loại Thập phân Dewey hầu phân loại các sách báo về văn học Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn.