Từ khóa và Tiêu đề đề mục
KEYWORDS và SUBJECT HEADINGS
(Từ khóa và Tiêu đề đề mục)

Tên tác giả, Nhan đề, Tiêu đề đề mục, và Từ khóa là những điểm truy cập (access point) quan trọng trong một Hệ thống Mục lục. Trong đó Tiêu đề đề mục (Subject Headings) là quan trọng nhất, bởi lẽ nếu xây dựng tốt Hệ thống mục lục chủ đề thì toàn bộ nội dung kho sách có thể được giới thiệu qua đó. Trong khi Từ khóa chỉ phản ánh một cách máy móc một phần nội dung tư liệu trên Cơ sở dữ liệu.

Định nghĩa:

Cách xác định Tiêu đề đề mục (Subject Headings) hay Đề mục là kỹ thuật và nghệ thuật biên mục, bởi lẽ phải tuân thủ những quy luật chặt chẽ về cấu trúc từ cùng với chín nguyên tắc thiết lập và hai nguyên tắc ứng dụng của Hiệp hội Thư viện thế giới (IFLA); đồng thời đề mục phải thể hiện tính khoa học và đại chúng. Trong khi đó cách xác định Từ khóa (Keyword) đơn giản chỉ là chọn những từ đã có sẵn trong Cơ sở dữ liệu. Còn việc chọn một từ làm "quy ước" hay "chuẩn" gọi là "Từ khóa quy ước" hay "Từ chuẩn" để xem như là một điểm truy cập trong Hệ thống mục lục thì thực chất đó không phải là Từ khóa mà là biến tướng của Đề mục (Đề mục nhưng lại không theo những quy luật và nguyên tắc soạn Đề mục). 

Sự nhầm lẫn giữa Từ khóa (Keywords) với Tiêu đề đề mục (Subject Headings) khiến không mấy ai thấy rõ được tính ưu việt của Subject Headings trong hệ thống mục lục, lại càng không khai thác được tính ưu việt đó trong Online catalog.

Minh họa việc sử dụng Subject Headings tại Thư viện Cao học:

Thư viện Cao học đã tự động hóa khâu biên mục, dùng Hệ quản trị Thư viện GLOC. Nhóm chuyên viên đề mục của Bộ phận Nghiệp vụ đã định hơn 2.000 đề mục đưa vào CSDL. Cán bộ biên mục chỉ sử dụng những đề mục có saün trong CSDL, nếu có phát sinh đề mục mới thì phải "hội chẩn" với Nhóm chuyên viên đề mục để quyết định thêm đề mục mới.

Độc giả muốn tra cứu theo đề mục thì:

  1. Vào ô hội thoại Tên Đề mục gõ vào đề mục muốn tìm (Ví dụ: Anh ngữ).

  2. Màn hình sẽ hiện ra một loạt gồm đề mục tương ứng với những tiểu phân mục, từng đề mục hiển thị trên màn hình làm rõ thêm nội dung chi tiết của đề mục tương ứng.

  3. Độc giả dùng "chuột" để lướt chọn đề mục thích hợp rồi nhấn vào.

  4. Một loạt những nhan đề sách, luận văn, hoặc bài báo tương ứng với đề mục đó hiện ra. Độc giả dùng "chuột" để lướt chọn tài liệu theo yêu cầu rồi nhấn vào.

  5. Màn hình hiển thị một "Phiếu mục lục" tương ứng tài liệu được chọn. Trên đó cho biết đầy đủ thông tin của tài liệu kể cả ký hiệu xếp giá (call number) và Kho chứa tin.

Tham khảo chéo cũng được Hệ quản trị Thư viện GLOC quản lý rất hiệu quả. Tính ưu việt của Subject Headings được Hệ quản trị Thư viện GLOC quản lý một cách hoàn hảo. Độc giả Thư viện Cao học không thấy có sự khác biệt gì khi sử dụng Subject Headings với Hệ quản trị Thư viện GLOC và  sử dụng Subject Headings với những CSDL điện tử khác trên CD-ROM hay trên Internet.

Minh họa trang màn hình GLOC hiển thị tra cứu theo đề mục: Giả sử độc giả đã chọn đề mục "Anh ngữ" gỏ vào ô hội thoai; tiếp đến chọn đề mục "Anh ngữ -- Ngữ pháp". Màn hình tiếp theo hiện ra 59 nhan đề sách có đề mục đó. Độc giả chọn nhan đề số 5. Màn hình sẽ hiển thị:

Độc giả có thể chọn những nhan đề khác bằng cách dùng "chuột" nhấn vào các số từ [1] đến [59]

Có thể kết luận:

  • Từ khóa (Keywords) từ trong Cơ sở dữ liệu.
  • Tiêu đề đề mục (Subject Headings) từ trong nội dung tư liệu.