ĐÁNH GIÁ XU THẾ CHUYỂN HÓA NĂNG

ĐÁNH GIÁ XU THẾ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC
VỰC NƯỚC BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM
Lâm Ngọc Sao Mai1, Nguyễn Tác An2
1Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
2Viện Hải dương học Nha Trang


Tóm tắt
    Năng suất sinh học biển và hiệu suất chuyển hóa năng lượng có thể được ước tính thông qua hệ số chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nguồn năng lượng hữu cơ trong sinh vật biển. Nguồn năng lượng mặt trời Việt Nam nhận được dao động từ 950.109 – 1300.109 Kcal/km2/năm. Nguồn năng lượng này chuyển hóa thành năng suất sơ cấp với tổng sản lượng sơ cấp toàn vùng biển Việt Nam là 210.1013 – 330.1013 Kcal/năm. Tổng trữ lượng cá và hải sản của vùng biển Việt Nam ước tính từ 3,1 đến 4,2 triệu tấn. Như vậy hiệu suất chuyển hóa năng lượng theo kênh năng lượng mặt trời - thực vật là 0,19 – 0,29%, theo kênh động thực vật là 0,062 – 0,075%. Có thể kết luận hiệu suất chuyển hóa năng lượng của vùng biển Việt Nam thấp hơn so với các khu vực khác trong biển Đông và năng lượng chủ yếu được tiếp nhận bởi các loài cá nhỏ ven bờ.


    Từ khóa: Năng suất sinh học biển, hiệu suất chuyển hóa năng lượng

 


INVESTIGATION THE TREND OF ENERGY TRANSFORMATION IN
VIETNAMESE INSHORE REGIONS
Lam Ngoc Sao Mai1, Nguyen Tac An2
1Faculty of Environmental Science, Univeristy of Science-VNU HCMC
2Nha Trang Institute of Oceanography


Abstract
    Marine biological productivity and energy transformation can be estimated through a ratio which transforms solar energy into organic energy in marine organism. Oscillation frequency of solar energy source in Vietnam is from 9.5E+11 to 13E+11 Kcal/km2/year. This kind of energy transforms into primary productivity and the total primary energy is estimated from 210.1013 to 330.1013 Kcal/year. Total production of fish and other seafood is estimated from 3,1 to 4,2 million tons. Therefore, energy transformation productivity in solar energy – botany channel, and animal – botany channel are obtained from 0.19% to 0.29%, 0.062% to 0.075%, respectively. As a result, energy transformation productivity in Vietnamese sea is lower than other regions in the South China Sea, and most of the energy is received by the small inshore fish.


    Key words: Marine biological productivity, energy transformation productivity.