MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH CỦA CÁC TẬP

MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH CỦA CÁC TẬP CÁT KẾT MIOCENE HẠ
KHU VỰC PHÍA BẮC BỒN TRŨNG MÃ LAY THỔ CHU
Trần Thị Kim Phượng
Khoa Địa Chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
 

Tóm tắt
    Cát kết Miocene hạ là một trong những đá chứa tiềm năng của khu vực nghiên cứu nói riêng và bồn trũng Mã Lay Thổ Chu nói chung, chính vì thế việc nghiên cứu những tập đá chứa này rất quan trọng trong công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng dầu khí. Trên thực tế, nghiên cứu môi trường trầm tích là kết quả tổng hợp của rất nhiều phương pháp như: phương pháp phân tích thạch học, phương pháp cổ sinh địa tầng, phương pháp nghiên cứu cấu trúc trầm tích qua mẫu lõi, phương pháp nghiên cứu mặt cắt địa chấn, phương pháp giải đoán các đường cong địa vật lý giếng khoan,… Kết quả nghiên cứu cho thấy các tập cát kết Miocene hạ chủ yếu tích tụ trong môi trường nước ngọt tướng cát sông. Nhìn chung, từ phía đông sang phía tây khu vực nghiên cứu, cát kết tích tụ trong môi trường sông chuyển dần sang môi trường có ảnh hưởng của yếu tố biển nhiều hơn.
    Từ khóa: môi trường trầm tích, cát kết, thạch học, mẫu lõi, cổ sinh, địa vật lý giếng khoan.
 

 

 

DEPOSITIONAL ENVIRONMENTS OF EARLY MIOCENE
SANDSTONES OF NORTH MALAY BASIN
Tran Thi Kim Phuong
Faculty of Geology, University of Science-VNU HCMC
 

Abstract
    Study in sedimentary environments of reservoir is very important in oil and gas exploration. Methodology of this study is based on petrography analysis, core analysis, biostratigraphy data and wireline logs to identify source provenance, energy of flow,chemical and physical conditions of environment,... The research indicates that the Early Miocene sandstones of North Malay Basin mostly deposited in fluvial channel. From East to West, depositional environment of upper part of these sands changes to the environment which has more marine influence. Key words: depositional environment, sandstone, petrography, core, biostratigraphy, wireline log.