ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ MIOC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ MIOCENE DƯỚI
Ở BỂ CỬU LONG
Bùi Thị Luận
Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
 

Tóm tắt
    Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat – Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Hiện nay lượng dầu khí đã khai thác ở bể Cửu Long, đánh giá là được sinh ra chủ yếu từ vật liệu hữu cơ chứa trong các trầm tích Oligocene. Trong thời kỳ Miocene dưới, một số nghiên cứu cho rằng vật liệu hữu cơ chứa trong các tập trầm tích sét không đạt tiêu chuẩn đá mẹ, hoặc là đá mẹ rất nghèo. Liệu trầm tích tầng Miocene dưới trong khu vực có vai trò cung cấp sản lượng vào bẫy hay không chính là vấn đề tác giả quan tâm và muốn nghiên cứu chi tiết hơn. Tầng đá mẹ Miocene dưới là các tập sét nghèo vật chất hữu cơ, tổng cacbon hữu cơ TOC %: 0.64-1.32%, trung bình là 0.94%, kerogen kiểu III, chủ yếu sinh khí và ít dầu. Trầm tích Miocene dưới chứa vật liệu hữu cơ có nguồn gốc môi trường lục địa (loại thực vật bậc cao).
 

 

GEOCHEMICAL CHARACTERISTICS OF LOWER MIOCENE
SOURCE ROCKS IN CUU LONG BASIN
Bui Thi Luan
Faculty of Geology, University of Science-VNU HCMC
 

Abstract
    Cuu Long basin is located mainly in south Vietnam continental shelf and a part of mainland belonging to Mekong estuary area. It has an oval shape, convex seawards and lies along Vung Tau-Binh Thuan coast. Cuu Long basin adjoins mainland northwestwards, separates from Nam Con Son basin by Con Son uplift, southwest part is Khorat – Natuna uplift and northeast part is Tuy Hoa strike-slips separated from Phu Khanh basin. Recent oil and gas quantity exploited from Cuu Long basin is evaluated to be produced dominantly from Oligocene organic-rich sediments. Some studies suggested that organic matter of lower Miocene shale deposits fails to come up to standard of source rockor very poor source rock. Lower Miocene sediments considered how to play a role in providing production into trap is the subject studied more in detailed in this report.
The organic carbon (TOC%) in lower Miocene source rocks contains mostly kerogene type III is 0.64-1.32%. The depositional environment of the organic matter in the lower Miocene sediments is terrestry.