ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ NGUỒN GỐC T

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ NGUỒN GỐC THÀNH TẠO
CÁC ĐÁ SIÊU MAFIT (SECPENTINIT) PHỨC HỆ HIỆP ĐỨC
Huỳnh Trung, Trần Phú Hưng, Lê Đức Phúc,
Nguyễn Kim Hoàng, Trần Đại Thắng, Trương Chí Cường
Khoa Địa Chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
 

Tóm tắt
    Secpentinit phức hệ Hiệp Đức đã được xác lập và mô tả trong công trình lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 và được ghép vào thành hệ hyperbazit với tỷ số MgO/FeO>6 (Huỳnh Trung và nnk, 1980). Chúng thành tạo những thể dạng thấu kính, dạng tấm với diện lộ nhỏ, xuyên nhập lên theo các đứt gãy lớn (rift) phương kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến. Chúng không gây biến chất tiếp xúc nhiệt đá vây quanh và được gọi là các thể trồi nhập (protrusi) không có chân. Thành phần thạch học chủ yếu là olivinit, lecxolit, hacbuocgit; giàu MgO (32÷37%). Các thể secpentinit phân bố chủ yếu trong đới rift phổ biến các đá bazan biến đổi (spilit) và các thành tạo siêu mafit, mafit phức hệ Ngọc Hồi có tuổi Paleozoi sớm. Secpentinit Hiệp Đức không có chung nguồn gốc magma với các thành tạo spilit, pyroxenit, gabro nêu trên. Tổ hợp các thành tạo đó được xác lập tổ hợp ofiolit Kon Tum tuổi Paleozoi sớm và đối sánh với tổ hợp ofiolit kiểu Alpi (alpinotip). Đặc điểm thạch địa hóa secpentinit gần giống các thành tạo manti trên, hyperbazit alpinotip và đáy đại dương. Chúng bị ép nén (Paleozoi sớm) và trồi nguội theo các đứt gãy ở trạng thái cứng từ dưới sâu. Địa khối Kontum được hình thành vào Protezozoi muộn bị chia tách thành những mảng nhỏ bởi các đứt gãy lớn, theo đó trồi nhập các thể secpentinit phức hệ Hiệp Đức.
`
 

 

GEOLOGICAL CHARACTERISTICS AND FORMING ORIGIN
OF ULTRAMAFIC ROCKS (SERPENTINITE)
OF HIEP ĐUC COMPLEX
Huynh Trung, Tran Phu Hung, Le Duc Phuc,
Nguyen Kim Hoang, Tran Đại Thang, Truong Chi Cuong
Faculty of Geology, University of Science-VNU HCMC
 

Abstract
    Serpentinite of Hiep Đuc complex has been determined and described in project of geological mapping in 1/ 500,000 scale and arranged in hyperbazite formation with MgO/ FeO > 6 (Huynh Trung et all, 1980). They are lens, sheet in shape, with small crops. They injected along tectonic line (rift) with longitudinal direction or subparallel direction. They do not cause thermal – exomorphism for surrounding rocks and named as non root – protrusion. Petrography composition are mainly olivinite, lherzolite (chemical composition) rich in MgO (32 – 37%). The serpentinite bodies distributed mainly in rift zone. This zone displays spilite and ultramafic, mafic formations of Ngoc Hoi complex of early Paleozoic age. Serpentinite formations of Hiep Duc complex are not common magmatic origin of spilite, pyroxenite, gabbro formations which mentioned. Association of these formations formed Kontum ophiolite assemblage of early Paleozoic age, which can be compared with ophiolite assemblage of Alpine–type. Petro–geochemical characteristic of serpentinite are like composition of upper mantle, alpinotype hyperbazite and oceanic floor. During early Paleozoic, they were compressed and protruded from deep crush. Kontum massif was formed in late Proterozoic, and separated into microplates by tectonic line in which the serpentinite bodies of Hiep Duc complex protruded.