ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA VÀNG KHU VỰC

ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA VÀNG KHU VỰC SUỐI LINH –
SÔNG MÃ ĐÀ VÀ TRIỂN VỌNG
Nguyễn Kim Hoàng
Khoa Địa Chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
 

Tóm tắt
    Vùng Suối Linh – Sông Mã Đà thuộc vùng quặng Vĩnh An, thuộc phía tây nam đới Đà Lạt. Quặng hóa vàng ở đây phân bố chủ yếu trong granitoid thuộc phức hệ Định Quán; ít hơn trong đới tiếp xúc với các trầm tích lục nguyên - carbonat tuổi Jura thuộc các hệ tầng  Đak Rong và Mã Đà. Các đá vây quanh bị biến đổi nhiệt dịch mạnh mẽ là berezit hóa, sericit hóa, thạch anh hóa, clorit hóa và epidot hóa. Thân quặng dạng mạch, đới mạch, theo phương thay đổi khác nhau: chủ yếu là đông bắc-tây nam và tây bắc-đông nam; thứ yếu là á kinh tuyến và á vĩ tuyến. Chúng liên quan với đứt gãy chính đông bắc-tây nam. Khoáng vật quặng chiếm 10-20%, chủ yếu là pyrit, arsenopyrit, galena, sphalerit, chalcopyrit, vàng tự sinh và electrum. Vàng tồn tại dạng tự sinh xâm tán trong mạch và dạng dung dịch cứng trong ô mạng tinh thể pyrit, arsenopyrit. Khoáng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ
trung bình liên quan đến granitoid vôi-kiềm hình thành trong cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ vào Mesozoi muộn, thuộc kiểu khoáng sàng vàng - thạch anh - sulphur dạng mạch, kiểu khoáng vàng thạch anh–pyrit– arsenopyrit và vàng-thạch anh-sulphur đa kim. Chỉ bị bóc mòn đến phần trên của đới giữa quặng nên quặng hóa vàng còn triển vọng với quy mô khoáng sàng nhỏ. Với quy mô diện phân bố và đặc điểm khoáng hóa, quặng hóa vàng khu vực Suối Linh – Sông Mã Đà nói riêng và vùng quặng Vĩnh An nói chung có tiềm năng, cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
 

 

GOLD MINERALIZATOIN FEATURES OF SUOI LINH – SONG MA
DA (LINH SPRING – MA DA RIVER) AREA AND ITS PROSPECTS
Nguyen Kim Hoang
Faculty of Geology, University of Science-VNU HCMC
 

Abstract
    Suoi Linh region is situated in Vinhan ore area, to belong to the SW of Da Lat zone. Gold mineralization in this region occurred mainly in granitoid of Dinh Quan complex, some of them are found in terrigenous-carbonate sedimentary rocks of formations: Dak Rong and Ma Da. The host rocks were strongly altered mainly by beresitization, sericitization, quartization, chloritization, and epidotization. The ores deposits were formed in veins, zones of veins that their direction is different: mainly in NE-SW, and NW-SE; secondary in sub-longitude and sub-latitude. They are related to main fault in NW-SE direction. The mineral associations are mainly presented by pyrite, arsenopyrite, galena, sphalerite, chalcopyrite, native gold, and electrum, occupying 10-20%. The genesis of gold mineralization is mesothermal, related to calc-alkaline granitoid which was formed in magmatic arc of active continental margin of ancient East Asia type, developed in Late Mesozoic. The ore deposit type is vein-shaped gold-quartz-sulfide; mineral types are: goldquart- pyrite-arsenopyrite and gold-quartz-polymetallic sulfide. With the above-mentioned
features of spatial distribution and mineralization, particularly the Suoi Linh – Song Ma Da gold deposit and the Vinh An ore zone in common has high potential which should be studied more.