SỬ DỤNG VI SINH VẬT QUANG DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN

SỬ DỤNG VI SINH VẬT QUANG DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN

ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT XÁM

 

Nguyễn Giang Sơn, Đoàn Nam Sinh, Diệp thị Mỹ Hạnh

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

Tóm tắt

 

Việc sử dụng phân bón hoá học không cân bằng trong các hệ thống nông nghiệp hiện nay đã dẫn đến nhiều vấn đề về  mặt môi trường. Phân bón hữu cơ có nhiều lợi điểm so với phân bón hoá học nhưng nhược điểm quan trọng nhất là tính hiệu quả chậm. Ngoài ra, phân bón hữu cơ cần được bón với lượng nhiều để có thể có hiệu quả nhưng nguồn cung cấp thì luôn hạn chế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tính hiệu quả của việc sử dụng các vi sinh vật quang dưỡng, đặc biệt là các vi tảo trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây so với việc sử dụng chất dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng trực tiếp. Vi sinh vật quang dưỡng được nhân sinh khối trong một thau nhỏ có chứa dung dịch cùng nồng độ chất dinh dưỡng với dung dịch muối khoáng tưới cho cây. Sau đó, chúng tôi tưới dung dịch tảo này cho cây trồng (Brassica juncea) được trồng trên cát và cỏ thức ăn gia súc (tên thương mại sweet Jumbo) được trồng trên đất xám. Nghiệm thức được tưới dung dịch tảo có sinh khối Brassica juncea gấp 2,24 lần nghiệm thức tưới bằng dung dịch muối khoáng; giá trị C% của nghiệm thức tưới dung dịch tảo tăng 771% (so với trước thí nghiệm) so với 168% ở nghiệm thức tưới dung dịch muối khoáng. Ở thí nghiệm với cỏ sweet Jumbo trên đất xám, trọng lượng tươi thu được ở nghiệm thức tưới dung dịch tảo gấp 1,64 lần so với nghiệm thức tưới dung dịch khoáng (ở ngày thứ 50 của thí nghiệm). Kết quả trên bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của việc sử dụng vi sinh vật quang dưỡng như là nguồn phân bón hữu cơ lên sinh khối cây trồng và hàm lượng hữu cơ trong giá thể nuôi trồng.

Từ khóa: chất hữu cơ, đất xám, phân bón hữu cơ, vi sinh vật quang dưỡng

 

 

APPLICATION OF PHOTOAUTOTROPHIC MICROORGANISMS AS SOURCE OF ORGANIC MATTER FOR PLANT ON ACRISOLS

 

Nguyen Giang Son, Doan Nam Sinh, Diep thi My Hanh

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

Abstract

 

The side effect of using the unequivalent fertilizer program in agriculture system nowadays led to many environmental problems. Organic fertilizer has many advantages compared with chemical fertilizer but its slow effect is the most important inconvenience. Moreover, organic fertilizer always needs a large quantity to have significant effect but the supply is always deficient. In this study, we have investigated the efficiency of using photoautotrophic microorganisms, especially the microalgaes in plant’s nutrient supplement (algal solution) compared with using direct mineral nutrients (mineral solution). Photoautotrophic microorganisms were cultured in algal solution containing equivalent concentration of nutrients of mineral solution. Two kinds of plant in two different supported media has been used for the study, Brassica juncea in sand and forage grass (commercial name sweet Jumbo) in grey soil. Treatment applied with algal solution had Brassica juncea’s biomass was 2.24 times larger than mineral solution treatment; C% value of algal solution treatment has increased 771% and this value in mineral solution treatment was only 168%. In the experiment with forage grass in grey soil, fresh weight of grass in algal solution treatment was 1.64 times larger than mineral solution treatment (in the 50th day of experiment). These results have shown the positive effect in the application of photoautotrophic microorganisms as source of organic fertilizer on plant’s biomass and organic matter in the substrat.

Key words : acrisols, organic fertilizer, organic matter, photoautotrophic microorganisms