ĐÁP ỨNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẤT NGẬP NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ MỰC NƯỚC:

ĐÁP ỨNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẤT NGẬP NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ MỰC NƯỚC:

NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỚI CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI)

VÀ CỎ NĂNG (ELEOCHARIS SPP.)

 

Trần Triết

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Vuờn quốc gia Tràm Chim với diện tích 7.588 ha là nơi bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười. Trong hơn mười năm gần đây, mực nước bên trong vùng lõi của VQG Tràm Chim thường xuyên được giữ ở mức cao nhằm phòng chống cháy rừng. Tình trạng nước ngập sâu và kéo dài đã gây nên những thay đổi quan trọng trong thảm thực vật tự nhiên và cả những loài động vật bản địa. Nhiều diện tích đồng cỏ ngập theo mùa đã bị chết do ngập úng kéo dài. Sếu đầu đỏ, loài động vật tiêu biểu của VQGTC cũng giảm sút số lượng do nguồn thức ăn bị ít đi và mực nước quá sâu không phù hợp. Trong năm 2005-2006 một nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của việc kéo dài thời gian ngập đến tăng trưởng và tích tụ chất hửu cơ của cây Tràm (Melaleuca cajuputi), loài cây rừng ưu thế nhất tại VQGTC. Các khảo sát cũng được tiến hành nhằm theo dõi tăng trưởng và tạo củ của 2 loài cỏ năng Eleocharis dulcisEleocharis atropurpurea mọc lại sau khi mực nước được thử nghiệm hạ xuống trong mùa khô năm 2005. Kết quả cho thấy rừng tình trạng ngập nước kéo dài đã làm gia tăng nhanh chóng lượng chất hửu cơ bán phân hủy tích tụ trong rừng Tràm và do đó làm tăng cao nguy cơ cháy rừng ở mức độ hủy diệt. Theo dõi tăng trưởng và tạo củ của cỏ Năng sau khi hạ mực nước cho thấy mặc dù phần sinh khối bên trên mặt đất phát triển nhanh, phần lớn các diện tích đồng cỏ năng phục hồi vẫn không tạo củ sau một năm tăng trưởng. Nếu mực nước lại được giữ ở mức cao như trước đây, các vùng cỏ năng mới phục hồi sẽ nhanh chóng chết đi do hệ thống thân ngầm đưới đất chưa kịp phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

RESPONSES OF WETLAND VEGETATION TO WATER LEVEL MANAGEMENT IN TRAM CHIM NATIONAL PARK: A CASE STUDY ON MELALEUCA AND TWO SPECIES OF ELEOCHARIS

 

Tran Triet

Faculty of Biology, University of Natural Sciences,

 

Abstract

 

The 7,588 ha Tram Chim National park is protecting typical natural wetlands of the Plain of Reeds. In the last decade, water inside Tram Chim has been kept at high level for the purpose of forest fire prevention. Deep and prolonged inundation has caused important changes in the natural vegetation and the native fauna. Large areas of seasonally inundated grassland died due to permanent flooding. The number of the  Eastern sarus crane - a flagship species of Tram Chim National Park - visiting Tram Chim also reduced because of limited food supply and unfavorable water condition. In 2005-2006, a field study was conducted to examine the growth and dead biomass accumulation of Melaleuca forest. Field study was also conducted to observe the vegetative growth and tuberization of two species of Eleocharis, namely E. dulcis and E. atropurpurea. Results showed that prolonged inundation increased the rate of dead biomass accumulation on Melaleuca forest floor and thus increased the risk of catastrophic fire. Observation on Eleocharis growth revealed that, even though Eleocharis species grew very well vegetatively following water draw-down, the regrown Eleocharis grassland did not produce tubers a year after the draw-down. If the water level would again be kept high as before, the newly-grown Eleocharis grassland would easily die because the under-ground rhizome have not been fully developed.