ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN KẾT TỦA

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN KẾT TỦA
ĐẾN HÌNH THÁI SẢN PHẨM NHÔM HYDROXID VÀ OXID

 

Nguyễn Hữu Khánh Hưng*, Nguyễn Thị Phương, Trần Hớn Quốc

Khoa Hóa-Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Báo cáo này khảo sát mối liên hệ giữa hình thái của nhôm hydroxid và nhôm oxid thu được bằng cách sử dụng các phương pháp khuấy trộn và khuếch tán đối với các phương pháp acid và phương pháp baz khi thay đổi nhiệt độ kết tủa và tỉ lệ thể tích dung dịch đệm với tổng thể tích tác chất.Kết quả phân tích bằng phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy nhôm oxid có kích thước hạt lớn hơn nhôm hydroxid có thể do quá trình thiêu kết khi nung. Phương pháp acid cho sản phẩm có kích thước hạt nhỏ hơn phương pháp baz. Khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 20 đến 600C thì kích thước hạt giảm. Khi tăng tỉ lệ thể tích dung dịch đệm với tổng thể tích tác chất từ 0 lên 1 thì kích thước hạt tăng. Sản phẩm thu được khi sử dụng phương pháp khuấy trộn có dạng khối, độ đặc sít và kích thước lớn hơn khi sử dụng phương pháp khuếch tán.Sự biến đổi hình thái của sản phẩm theo các thông số khảo sát được giải thích là do tốc độ tạo mầm trong phương pháp khuấy trộn lớn hơn nhiều so với phương pháp khuếch tán. Ngoài ra, khi nhiệt độ kết tủa cục bộ càng cao thì kích thước hạt của sản phẩm càng nhỏ.

 

 

INFLUENCE OF METHODS AND CONDITION OF PRECIPITATE ON MORPHOLOGY OF ALUMINIUM HYDROXIDE AND ALUMINA

 

Nguyễn Hữu Khánh Hưng*, Nguyễn Thị Phương, Trần Hớn Quốc

Faculty of Chemistry-University of Natural Sciences

 

Abstract

 

This paper discussed the relation between the morphology of the precusor aluminium hydroxide and the properties of aluminium oxide obtained by using agitation and diffusion in acide method and base method in varying the precipitation temperature, the ratio of buffer volume and total volume of reagents. The SEM data revealed that the particle size of aluminium oxide was greater than the aluminium hydroxide precursor probably due to the sintering process. The acid method created the smaller product particle size than the base method did. The particle size decreased as the temperature raised from 20 to 600C. When the ratio of buffer volume to total volume of reagents raised from 0 to 1, the particle size increased. The product obtained by agitation technique was bulky, its density and particle size were greater than the case of diffusion technique.The change of the product’s morphology with the studied parameters was explained by the greater rate of crystal-seed formation in case of agitation technique than diffusion technique. In addition, the higher local precipitation temperature created the smaller product’s particle size.