ĐỘNG THÁI TRẦM TÍCH TRONG HỆ SINH THÁI

ĐỘNG THÁI TRẦM TÍCH TRONG HỆ SINH THÁI

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

 

Lê Xuân Thuyên1, Klaus Schwarzer2, Bùi thi Luận3

1 Phân viện Địa Lý Tp. HCM,

2 Đại học Kiel,

3 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Rừng ngập mặn Cần Giờ, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa châu thổ sông Cửu Long và vùng đất cao Đông Nam Bộ, và là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất ở Việt Nam, nó bao phủ cả vùng cửa sông Sài Gòn. Các nghiên cứu chi tiết về sự phân bố của trùng lỗ, cấp hạt trầm tích trong một số lõi khoan trên một số dạng địa mạo cho thấy mức độ phức tạp của môi trường trầm tích ở khu vực phía Đông Nam rừng ngập mặn, là nơi đã phát triển trong một chế độ tương đối khép kín và ảnh hưởng của sông thì thấp.

Kết quả phân tích tướng và định tuổi tuyệt đối bằng đồng vị 14C cùng với hiểu biết về đặc điểm địa mạo và khảo cổ học cho phép tái lập khuynh hướng chính trong quá trình phát triển của môi trường ở đây từ thời gian 5 ngàn năm trở lại đây, từ vùng ven bờ ngoài tới ven bờ trong, rồi đầm lầy mặn và bãi cồn đụn cát. Rừng ngập mặn cổ có lẽ đã nhô xa hơn ra biển so với vị trí đường bờ cát hiện tại. Bãi cát cần Giờ đã hình thành cách nay khoảng 5 thế kỷ. Tuy nhiên, khuynh hướng phát triển nêu trên bị gián đoạn bởi những giai đoạn muộn hơn mà trong đó ảnh hưởng biển là có hạn chế hơn. Các giai đoạn này được ghi nhận bởi sự vắng mặt của trùng lỗ trong cột trầm tích.

Các khảo sát ngắn hạn bằng phép đo vi địa hình và cọc cát đánh dấu cho thấy rõ tốc độ trầm tích hiện tại bởi vị trí khoảng cách tới bờ lạch triều, dạng rừng ngập mặn và mùa thời gian. Tốc độ tái trầm tích theo mùa với mức độ xói mòn và bồi tụ cao diễn ra trong mùa mưa so với mùa khô. Động lực trầm tích cao ở vùng rìa ngoài dưới rừng mắm so với vùng sâu trong nội địa

Tốc độ tái trầm tích cao theo mùa với mức độ xói mòn và bồi tụ cao diễn ra trong mùa mưa so với mùa khô tương quan với sự gia tăng vũ lượng, hòa loãng độ mặn, lưu tốc dòng chảy cao và tăng độ đục xảy ra trong mùa mưa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SEDIMENTATION DYNAMICS IN THE CANGIO MANGROVE ECOSYSTEM

 

Le Xuan Thuyen1, Klaus Schwarzer2, Bui thi Luan3

1Sub-Institute of Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology,

2 University of Kiel,

3Faculty of Geology - University of Natural Sciences

 

Abstract

 

Cangio mangrove is a biggest mangrove biosphere reserve in Vietnam. This area cover the whole of the estuary of the Saigon river which takes naturally a transitional part between the Mekong River Delta and the N-E upland region.

The detail analysis of distribution of microfossils (foraminifera) and grain size of sediment of several cores released from different geomorphic features reveal the complexity of sedimentary environments which is developped under a relatively confined condition and a low river-influence in the South-Est part of this mangrove.

In addition, the facies analysis and correlation by 14C-dating coupled with a reconnaissance of geomorphic characters and the results of several archeological survey in this area allow to reconstruct the main trend of environmental evolution after 5 kyr, from outer sublittoral – inner sublittoral – brackish water marsh and sand beach and beach ridges. The old mangrove was probably more advanced seaward in the South China  Sea  in comparison with the recent shoreline which is sand beach mentioned above. The sand beach took place probably after 0,5 kyr. However, the later stages of this trend was interrupted by the episodes with a marine influence relatively limited which is characterised by absence of foraminifera in the sediment columns.

Furthermore, the short-term periodic leveling and measuring the deposition-erosion rate by using a profilometer and color sticks demonstrate clearly: 

- Recent deposition rates are affected by proximity to the tidal creek, river, by kind of mangrove forest and by the seasonality. The seasonality in redeposition rates with higher erosion and accumulation in the wet seasons than in the dry seasons was noticed. The greatest sediment dynamics was found on the mangrove edge of a tidal creek and smaller further inland. The highest dynamics appeared in the Avicennia forest, the zone fringing the river.

- The seasonality in redeposition rates with higher erosion and accumulation in the wet season than in the dry season correlate with the increasing rainfall, decreasing salinity, stronger current velocities and higher SPM concentrations during the wet season.