NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN

ĐỂ TÁI CHẾ CÁC THÀNH PHẦN HỮU CƠ TRƠ

TRONG RÁC SINH HOẠT LÀM VẬT LIỆU TRẢI ĐƯỜNG

                                                                           

 Nguyễn Quốc Bình, Thái Tiến Dũng

                                                                                         Viện KTNĐ&BVMT

Tóm tắt

 

Ở Việt Nam hiện nay, do rác sinh hoạt (RSH) không được phân loại ngay từ nguồn nên hầu hết các nhà máy xử lý rác làm phân hữu cơ chỉ tận dụng được 20 – 30% khối lượng rác thải ban đầu. Khoảng 70 – 80% KL chất thải rắn còn lại (khó bị phân hủy sinh học), thường vẫn phải xử lý tiếp bằng chôn lấp. Để giảm khối lượng chất thải cần chôn lấp đồng thời tăng cường tái chế chất thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nhóm nghiên cứu thuộc VITTEP đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng quá trình nhiệt phân để xử lý thành phần hữu cơ trơ trong rác sinh hoạt làm vật liệu lót đường. Kết quả bước đầu cho thấy ở điều kiện nhiệt phân rác thải thích hợp “vật liệu” thu được có hàm lượng nhựa trung bình 15% (khối lượng), có khả năng kết dính và có thể phối trộn với thành phần cốt liệu tạo bêtông nhựa trải đường, giảm được 10 – 15% khối lượng nhựa đường trong bê tông. Bê tông nhựa thu được có thể sử dụng làm đường giao thông đạt yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành của bộ GTVT Việt Nam.

 

 

 

 

 

APPLICATION OF THE PYROLYIS PROCESS IN RECYCLING NON-BIODEGRADBLE ORGANIC COMPONENTS OF MUNICIPAL SOLID WASTE IN HOT-MIX ASPHALT CONCRETE

 

 

Abstract

 

In Vietnam, since domestic solid waste (DSW) has not been separated at-source, only about 20 – 30% of domestic waste generated is used for composting, and the rest, which is difficult for biodegradation, is dumped in landfills. To reduce the amount of solid wastes and enhance waste recycling and natural resources reserving, the research team of VITTEP has researched on applying pyrolyis process in recycling non-biodegradable organic components of DSW in hot-mix asphalt concrete.

Primary results indicated that with an appropriate pyrolyzing condition, the final pyrolyzed product has an asphalt content of about 15%, and bitumous ability that can be mixed with other aggregate to make asphalt concrete. This saved about 10 – 15% in the amount of asphalt used in producing the asphalt concrete. The asphalt concrete produced has characteristics that comply with Vietnamese standards by Ministry of Transport for materials used in road construction.