KHẢO SÁT KHẢ NĂNG MẠ CROM BẰNG DUNG DỊCH CROM(III) VÀ DUNG DỊCH PHỨC CROM(III) BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN SỬ DỤNG ANOD TRƠ

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG MẠ CROM BẰNG DUNG DỊCH CROM(III) VÀ DUNG DỊCH PHỨC CROM(III) BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN SỬ DỤNG ANOD TRƠ

 

Đặng Thành Đạt, Nguyễn Hữu Khánh Hưng

Nguyễn Bình Phương Nhân, Nguyễn Minh Tâm

Khoa Hóa-Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Hiện nay, quá trình mạ crom trong công nghiệp chủ yếu sử dụng dung dịch crom(VI) nhưng crom(VI) là chất có độc tính cao và bị nghi ngờ là chất gây ung thư. Bên cạnh đó việc sử dụng crom(VI) sẽ tạo ra nước thải gây ô nhiễm môi trường và đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí cho quá trình xử lý.Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng mạ crom bằng phương pháp điện phân dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch Cr2(SO4)3 với các tác nhân tạo phức khác nhau (EDTA, C2O42- và F) sử dụng anod trơ. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành thay đổi các điều kiện điện phân như mật độ dòng i, nồng độ [Cr‑3+], tỉ lệ [Cr3+]:[ligand], pH,… để tìm ra chế độ điện phân thích hợp. Kết quả thu được được tiến hành phân tích bằng phương pháp hóa học và phương pháp nhiễu xạ tia X chứng tỏ có thể thu được lớp mạ crom khi điện phân dung dịch đơn Cr2(SO4)3 và dung dịch Cr2(SO4)3 với ligand C2O42-.

 

 

 

 

INVESTIGATION ON THE ABILITY OF CHROMIUM PLATING USING CR(III) SOLUTION AND COMPLEX SOLUTION OF CR(III) BY ELECTROLYSIS WITH INERT ANODE

 

Đặng Thành Đạt, Nguyễn Hữu Khánh Hưng,

Nguyễn Bình Phương Nhân Nguyễn Minh Tâm

Faculty of Chemistry-University of Natural Sciences

 

Abstract

 

To date, the industrial process of chromium plating typically utilizes hexavalent chromium solution which is a high toxic material and suspected carcinogen. In addition, use of hexavalent chromium solution produces hazardous sludge causing environmental pollution and requiring use of expensive chemicals to reduce the waste to a nonhazardous form. Therefore, we studied the ability of chromium electroplating using trivalent chromium solution and complex solution of Cr(III) with inert anode. In this study, we changed electrolysis condition (intensity, [Cr3+], [Cr3+]:[ligand], pH …) to find the optimal condition. X-ray diffraction method and analytical chemical method showed the possibility of chromium electroplating by using Cr2(SO4)3 single solution and Cr2(SO4)3, C2O42- solution.