KHẢO SÁT KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HIẾU KHÍ VỚI VIỆC SỬ DỤNG PHỐI HỢP
CÁC HỆ VI KHUẨN NGOẠI LAI VÀ VI NẤM

 

Nguyễn Hữu Khánh Hưng, Nguyễn Thị Quỳnh Viên, Hùynh Thị Kiều Xuân

Khoa Hóa-Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Hệ vi khuẩn và hệ vi nấm có những ưu điểm riêng biệt trong quá trình xử lý nước rỉ rác. Tuy nhiên việc xử lý riêng rẻ từng hệ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Báo cáo này khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hiếu khí phối hợp hệ vi khuẩn Bio-tab với hệ vi nấm-cơm. Hệ vi khuẩn ngoại lai Bio-Tab trong hệ thống hiếu khí có hiệu suất xử lý tối đa là 37% COD0 của nước rỉ rác trong giai đoạn (1). Hệ vi nấm ngoại lai VN-cơm trong hệ thống hiếu khí đã giải quyết tiếp tục được tối đa là 36% COD0 của nước rỉ rác trong giai đoạn (2) sau khi đã xử lý ban đầu bằng hệ vi khuẩn ngoại lai. Quá trình xử lý cuối cùng bằng hệ vi khuẩn Bio-Tab đã giải quyết được tối đa là 13% COD0 của nước rỉ rác trong giai đoạn (3). Như vậy, quá trình xử lý nước rỉ rác trong hệ thống hiếu khí qua ba giai đoạn nối tiếp bằng các hệ vi khuẩn-vi nấm-vi khuẩn đạt được hiệu suất tối đa là ~86% COD0 của nước rỉ rác sau khoảng 12 ngày xử lý với trị CODcuối = ~325 mgO2/l. Sau đó có thể giải quyết vần đề bằng cách pha loãng hay sử dụng xúc tác hóa học để có yêu cầu COD của nước thải loại thấp hơn.

 

 

 

TREATMENT OF OF LEAKING WATER FROM LANDFILL
OF WASTE BY AEROBIC METHODE WITH INTEGRATION
OF EXTRINSIC BACTERIA AND MICROFUNGI

 

Nguyễn Hữu Khánh Hưng, Nguyễn Thị Quỳnh Viên, Hùynh Thị Kiều Xuân

Faculty of Chemistry-University of Natural Sciences

 

Abstract

 

            Both bacteria and microfungi had intrinsic advantages in processesing leaking water from landfill of waste. However, individual treament based on each microorganisms have not yet obtained desired results. This paper reported investigations on ability of the polluted water treament with aerobic method based on coordination of bacteria and microfungi grown on rice medium. The aerobic treament of the polluted water with extrinsic bacteria Bio-Tab in stage (1) had maximum efficience of 37% in decrease its COD0 content. Extrinsic bacteria isolated from rice medium reduced further maximum 36% of its COD0 content in stage (2). The final stage (3) finally lessen further 13% of its COD0 content with Bio-Tab bacteria. With three stage treament of the polluted water under aerobic condition (bacteria-microfungi-bacteria), the final COD content of the polluted water got a value of 325 mgO2/l, which correspond to efficience of 86% after 12 day treament. By diluting or using catalysts, we could get COD content of the polluted water further lower enough for discharge.