KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA

CÁC LOÀI GẶM NHẤM TẠI LÂM TRƯỜNG TÂN PHÚ

 

Lê Thanh Tùng, Trần Thanh Tòng

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

Tóm tắt

Đề tài đuợc thực hiện với mục đích tạo ra cái nhìn tổng quan về các loài Gặm nhấm Rodentia tại khu vực Lâm Trường Tân Phú, đồng thời tạo điều kiện cho những nghiên cứu sâu hơn sau này nhằm phục vụ cho nông nghiệp tại khu vực. Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2/2006 đến tháng 6/2006, với tổng cộng  28  ngày trên thực địa tại Lâm trường Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là thông qua phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn và phương pháp điều tra theo tuyến. Kết quả đã ghi nhận được tổng cộng 8 loài, trong đó có 5 loài sóc thuộc họ Sóc cây Sciuridae chiếm tỉ lệ 62,5%, 2 loài chuột thuộc họ Muridae chiếm tỉ lệ 25%, và một loài nhím là Nhím đuôi ngắn Acanthion brachyuran (Linnaeus, 1758). Đa phần các loài được ghi nhận đều tập trung phần đông tại khu vực rừng gỗ, và trong khoảng thời gian này một số loài như Sóc Callosciurus sp., Sóc vằn lưng Menetes berdmorei (Blyth, 1849), Sóc chuột nhỏ Tamiops maritimus (Bonhote, 1900) cũng thường xuyên có mặt tại các vườn điều,  nơi chúng dễ dàng kiếm được  thức ăn là quả và hạt điều. Hiện tại một số loài như Nhím đuôi ngắn (Sách đỏ IUCN: VU), hay Sóc bay bé (Hylopetes spadiceus Blyth, 1847), Sóc đen (Ratufa bicolor Sparrman, 1778) đang bị suy giảm số lượng một cách nhanh chóng do hiện tượng săn bắt và mất sinh cảnh. Cần có sự quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ rừng và hạn chế săn bắn tại Lâm trường. Nên có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các loài Gặm nhấm trong khu vực Lâm trường, để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế  tác động có hại lên nông nghiệp, nhất là đối với vườn điều của bà con nông dân tại đây.

 

 

SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF RODENTIA IN    TAN PHU FOREST ENTERPRISE, DONG NAI PROVINCE

 

Le Thanh Tung, Tran Thanh Tong

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

Abstract

The purpose of survey is to provide background information about the Rodentia species in Tan Phu Forest Enterprise and then to faciliate further surveys in the area. The survey was undertaken from February to June, 2006 with totally 28 days of field survey. Survey methods include interviewing local people, hunters and the transect observations. Eight rodentia species, including 5 squirrels in the Family Sciuridae (62,5%), 2 rat species and a porcupine Acanthion brachyuran (Linnaeus, 1758), were recorded in the survey area. Distribution of most species were found in natural woody sections of the area. Species such as Callosciurus sp., Menetes berdmorei (Blyth, 1849), Tamiops maritimus (Bonhote, 1900) were also recorded in orchard garden. The populations of Malayan porcupine (Vunerable - IUCN), Red-cheeked flying squirrel Hylopetes spadiceus Blyth, 1847, and Black giant squirrel Ratufa bicolor Sparrman, 1778 are decreasing fast due to hunting and deforesting pressures. These rodentia species need to study more on their populations and interactions with local forest activities.