KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT

TRONG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

 

Ngô Thanh Trúc, Nguyễn Giang Sơn, Diệp thị Mỹ Hạnh

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

Tóm tắt

Rừng ngập mặn Cần Giờ, sau khi được khôi phục trồng lại, các loài thực vật đã và đang hình thành theo diễn thế tự nhiên của rừng. Từ loại rừng trồng thuần chỉ với loại Đước (Rhizophora), hiện nay loài mắm (Avicennia) đang phát triển ở các vùng đất thấp ven sông và tạo thành kiểu rừng hỗn giao (mixed) giữa Mắm và Đước.

Nghiên cứu về thổ nhưỡng được thực hiện là Khe Ông Nhàn, Rạch Ông và Nạng Hai, theo ba yếu tố biến động là ba kiểu rừng, ba khoảng cách theo transect thẳng góc với bờ sông và hai tầng đất (0-20cm và 50-70 cm); tất cả các yếu tố được khảo sát trong hai mùa (mưa và nắng). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi so sánh giữa hai mùa mưa và nắng, các tính chất đất như pH in situ của đất cao hơn pH H­O (1:1) của đất khô, chứng tỏ đây là vùng đất mặn có phèn tiềm tàng (potential sulphate acid soil), hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, K2O, P2O5 và CEC, M.O%, C/N, Al3+, Fe3+ thay đổi theo kiểu rừng và khoảng cách. Kết cấu đất (texture) không thay đổi theo mùa. Với sự bồi đắp của trầm tích do thuỷ triều mặn mang tới, đất dưới ba kiểu rừng đều có cơ cấu sét nặng, giúp sự tái sinh (regeneration) mạnh mẽ của cây Mắm là loài tiên phong. Cùng với sự hiện diện thường xuyên của mực thuỷ cấp cao, độ bền vững kém, hàm lượng sắt cao, độ giữ nước CMR cao, đã tạo nên một cấu trúc đất đặc biệt nhão như bơ, do sự thành thục (stabilization of soils) của đất kém. Bước đầu tạo nên một cấu trúc đất chưa ổn định dưới rừng hỗn giao, nhưng sau đó đất trở nên chặt hơn, cây Đước (Rhizophora) sẽ từ từ chiếm ưu thế, diễn thế rừng đổi khác do sự thành thục của đất (evolution of soil).

Từ khoá: đất ngập mặn, tính chất đất,  biến động, Rhizophora, Avicennia, hỗn giao.

 

 

STUDIES ON SOME SOIL CHARACTERISTICS IN CAN GIO MANGROVE FOREST.

 

Ngo Thanh Truc, Nguyen Giang Son, Diep thi My Hanh

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

Abstract

Can Gio’s mangrove forest, after being recovered, has some plant species which have been being formed with natural succession of forest. From forest with only Rhizophora, nowadays, Avicennia forest has developed on low ground along the river and created mixed type of forest including both Rhizophora and Avicennia.

Pedological studies have been carried out in three sites: Khe Ong Nhan, Rach Ong, and Nang Hai, with three factors: three types of forest, three distances along the transect perpendicular to the river bank and two soil layers (0-20cm and 50-70cm). All the factors were investigated in two seasons (dry and rainy season). Our results have showed that when comparing two seasons, soil pH in situ is larger than pH H2O (1:1) of dry soil. It means that this is saline soil with potential sulphate acid. Content of nutrients like N, K2O, P2O5 and CEC, M.O%, C/N, Al3+, Fe3+ varied from forest type and distances. Soil texture does not change with seasons. With the alluvial deposits from saline tide, soils of three forest types have heavy clay texture, supporting for the strong regeneration of Avicennia, the pioneered species. With the appearance of high water level, low consistence, high amount of iron, high value of water retention (CMR), the soil structure is not stable since the soil stabilization is low. The soil structure of mixed forest is firstly not stabilized, but it becomes more compact. Therefore, Rhizophora will be gradually more superior. Forest’s succession will change due to the evolution of soil.

Key words: soil of mangrove, characteristics, variations, vegetation of Rhizophora, Avicennia, mixed.