KHẢO SÁT TINH DẦU QUẾ VỊ

KHẢO SÁT TINH DẦU QUẾ VỊ

Limnophila rugosa Roth (Mer.)

 

Đinh Thị Thanh Vân1, Nguyễn Thiện Tịch1, Lê Ngọc Thạch

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

 

Tóm tắt:

           

            Quế vị (hồi nước) có tên khoa học là Limnophila rugosa Roth (Mer.), thuộc họ hoa Mõm sói (Scorphulariacea), được đánh giá là một loài hiếm (bậc R) ở Việt Nam (theo Sách Đỏ Việt Nam). Hiện nay, loài này được trồng và sử dụng làm rau ăn khá phổ biến tại Trảng Bàng - Tây Ninh.

            Chúng tôi chưng cất hơi nước tinh dầu theo hai phương pháp  kích hoạt: đun nóng cổ điển và chiếu xạ vi sóng. Chúng tôi cũng tiến hành các khảo sát:

·      Xác định cơ quan chứa tinh dầu bằng giải phẫu học.

·      Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hàm lượng tinh dầu (độ tuổi, bộ phận, độ héo)

·      Xác định một số chỉ tiêu lí hóa (tỷ trọng, chỉ số khúc xạ, chỉ số acid…)

·      Xác định thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp GC/MS.

·      Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu trên một số chủng vi sinh gây ngộ độc thực phẩm.

Kết quả ghi nhận được cho thấy thành phần chính của tinh dầu là metilchavicol và anethol. Tinh dầu kháng được các chủng vi khuẩn thử nghiệm và đặc biệt là có hoạt tính kháng nấm.

 

 

 

 

 

STUDY OF ESSENTIAL OIL OF Limnophila rugosa ROTH (MER.)

                                                                                                                                                  

Dinh Thi Thanh Van1,  Nguyen Thien Tich1, Le Ngoc Thach

Faculty of Chemistry, University of Natural Sciences

                                                                      1 Faculty of Biology, University of Natural Sciences

 

Abstract:

 

            Limnophila rugosa Roth (Mer.) belong to the Scorphulariacea family. It is a rare plant (level R, acording Vietnamese Red Book). It is planted in Trang Bang district, Tay Ninh province and used as a vegetable due to its taste and aroma.

            Two methods for activating hydrodistillation (conventional heating and microwave irradiation) were used for extracting its oil. Oil glands structures were examined. Factors affecting the oil yield such as parts of the plant, age and degree of fading were also studied. The physical and chemical constants of the oil were measured. GC/MS analysis of the oil’s chemical composition showed the main components were methylchavicol and anethole.

            The oil has antibacterial and antifungus properties.