HÀNH VI CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

HÀNH VI CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

TRONG RẠCH NGẬP TRIỀU Ở RỪNG NGẬP MẶN:

MỘT NGHIÊN CỨU Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Phạm Quỳnh Hương 1, Rubén Jose Lara 2

1 Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

2 Trung tâm nghiên cứu sinh thái biển nhiệt đới (ZMT), Bremen, CHLB Đức

Tóm tắt

Mẫu nước được thu trong suốt 36 chu kỳ triều tại một rạch ngập triều trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Các chất dinh dưỡng vô cơ hòa tan thể hiện sự lệ thuộc thủy triều rõ ràng: silicate là dấu hiệu của nước trầm tích do nồng độ tỷ lệ nghịch với mực nước trong rạch; phosphate và ammonia cũng bắt nguồn từ nước trầm tích nhưng dấu hiệu ammonia rõ ràng hơn trong mùa khô trong khi dấu hiệu phosphate dễ nhận thấy trong mùa mưa. Trong cả hai mùa nồng độ nitrite và nitrate đều tỷ lệ thuận với mực nước. Vào cuối mùa khô, có lẽ do động thái của nước ngầm nên nồng độ silicate giảm trong khi nồng độ ammonia và phosphate lại gia tăng. Phosphate trong mùa mưa thể hiện khuynh hướng dao động trái ngược với mùa khô. Khác biệt ngày đêm của nồng độ các chất dinh dưỡng không giống nhau giữa các mùa, nhưng dường như ammonia là nguồn nitrogen trội hơn nitrite và nitrate cho sự hấp thu của thủy sinh vật. Nước trầm tích cũng là nguồn cung cấp TPP (tổng số phosphorus dạng hạt), TPN (tổng số nitrogen dạng hạt) và POC (carbon hữu cơ dạng hạt); có lẽ POC còn được xuất ra khỏi rừng ngập mặn thông qua sự hòa tan các vật liệu trên sàn rừng khi triều cao.

 

BEHAVIOURS OF NUTRIENTS IN A MANGROVE TIDAL CREEK: A CASE STUDY IN CAN GIO MANGROVE BIOSPHERE RESERVE,

HO CHI MINH CITY

 

Pham Quynh Huong 1, Ruben Jose Lara 2

1 Faculty of Biology, University of Natural Sciences

2  Center for Tropical Marine Ecology (ZMT), Bremen, Germany

Abstract

Surface ater samples were taken throughout 36 tidal cycles from a mangrove tidal creek in Can Gio mangrove biosphere reserve. Dissolved inorganic nutrients showed the clear tidal signatures: silicate was a symbol of groundwater from sediment because it was inversely proportional to the water level; phosphate and ammonia also derived from groundwater but the signature of ammonia was more obvious than phosphate in the dry season while the signature of phosphate was easily seen in the rainy season. The concentrations of nitrite and nitrate were directly proportional to the water level during the sampling year. Toward the end of the dry season, the concentration of silicate decreased whereas ammonia and phosphate showed an increasing, probably due to groundwater dynamics. Phosphate fluctuated in a contrary trend in the rainy season. There was no consistency in the differences between day and night of nutrients in the studied creek, but ammonia seemed to be a dominant source of nitrogen for autotrophic uptake. Water from sediment was a supply of TPP (total particulate phosphorus), TPN (total particulate nitrogen) and POC (particulate organic carbon) in the creek; POC might be exported from the mangrove through the dilution of materials on the floor during high tide.