XỬ LÝ MẠT DỪA SAU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ BẰNG XẠ KHUẨN

XỬ LÝ MẠT DỪA SAU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ BẰNG XẠ KHUẨN

 

Lương Bảo Uyên, Phạm Thị Ánh Hồng

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tt

 

Mạt dừa có nhiều ưu điểm: sạch, không có kim loại nặng, có độ xốp cao, giữ ẩm tốt. Tuy nhiên, trong mạt dừa chứa hàm lượng lignin tương đối cao (khoảng 58%), hàm lượng cellulose là 29% và tỉ lệ C/N là 178, vì vậy mạt dừa khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Để có thể sử dụng mạt dừa làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân sinh hóa hữu cơ, cần tìm các biện pháp làm giảm hàm lượng lignin và cellulose để đạt được tỉ lệ C/N thích hợp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mạt dừa sau khi được trồng nấm bào ngư (có tỉ lệ C/N là 49) xử lý tiếp bằng chủng xạ khuẩn được phân lập từ mạt dừa được đổ đống lâu ngày. Mạt dừa sau khi trồng nấm được ủ với xạ khuẩn 60 ngày có hàm lượng lignin 34%, cellulose 7% và C/N là 19 thích hợp ứng dụng sản xuất phân sinh hóa hữu cơ.

 

 

 

 

 

 

TREATING COIR DUST AFTER GROWING PLEUROTUS SAJOR-CAJU BY ACTINOMYCETES

 

Luong Bao Uyen, Pham Thi Anh Hong

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

 

Abstract

 

The advantages of coir dust are 100% natural, bio-degradable, high water retention, moth and rot resistant. However, the lignin content in coir dust is high (about 58%), %cellulose is 29% and C:N ratio is 178. Therefore, it is difficult to delignificate naturally. In order to use coir dust in production of bio-organic fertilizer, it is necessary to decompose lignin and cellulose to obtain the suitable C:N ratio. In this paper, we isolated the actinomycetes from the coir dust piles and used it to decompose cellulose and lignin of coir dust – waste product from the growing of Pleurotus sajor-caju . After treated by the actinomycete (%lignin: 34%, %cellulose: 7% and C/N:19) , coir dust was used to grow vegetables.