XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TĂNG CƯỜNG HỦY POSITRON – ELECTRON

XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TĂNG CƯỜNG HỦY POSITRON – ELECTRON

TRONG KIM LOẠI Cu (FCC).

  

Châu Văn Tạo, Trịnh Hoa Lăng, Trần Duy Tập, Trần Phong Dũng

Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm Tắt:

           

            Tốc độ hủy cặp  electron- positron trong kim lọai  có thể được tính tóan bằng lý thuyết thông qua mật độ của chúng trong hàm tốc độ hủy. Tuy nhiên kết quả thu được của tốc độ hủy bằng lý thuyết thì nhỏ hơn giá trị đo được từ  thực nghiệm. Sự khác biệt  là do có sự gia tăng mật độ electron quanh vị trí positron. Để khắc phục sự sai lệch, cần phải đưa vào hệ số thể hiện tương tác tầm dài giữa electron-positron, được gọi là hệ số tăng cường .Trong bài báo này, chúng tôi đã áp dụng lý thuyết hàm mật độ (DFT) với công cụ tính là phương pháp Monte – Carlo lượng tử (QMC) để tính hệ số tăng cường g(r+,r-; 0) của sự hủy  electron- positron trong kim loại Cu (FCC) và đã chỉ ra giá trị của nó  là  vào khoảng  6,42. Giá trị này khá phù hợp với các kết quả của  Barbiellini[1],  Boronski [2] và Brandt[4].

 

 

 

 

DETERMINATION OF ENHANCEMENT FACTOR OF   ELECTRON – POSITRON ANNIHILATION IN METAL Cu(FCC)

 

Chau Van Tao, Trinh Hoa Lang, Tran Duy Tap, Tran Phong Dung

Faculty of physics, University of Natural Sciences

 

Abstract:

 

            The electron-positron annihilation rates can be calculated directly from their densities in the annihilation rate function. However, these values are smaller than the experiment values. The deviation is result of the local increase of the electron density around the vicinity of positron. To correct this deviation, it is necessity of introducing the  factor, known as the enhancement factor into the annihilation function which pointed out the long attractive electron-positron interaction. In this article, the density functional theory  (DFT) and quantum Monte- Carlo method (QMC) are applied to calculate the enhancement factor g(n+,n-,0) of elecron-positron in metal copper with FCC structure. In our calculation,  the factor g(r+,r-,0)  is about 6.42. This value  agrees with  the results of Barbiellini [1],  Boronski [2], and Brand [4].