THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC CÂY TRE VIỆT NAM

THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC CÂY TRE VIỆT NAM

 

Diệp Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Liên

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

“Bamboo is my brother” được khắc trên phiến đá của vườn sưu tập tre Royal Botanic Gardens of Kew là thành ngữ Việt Nam nói về cây tre, cho thấy sự cần thiết của cây tre trong đời sống của người Việt Nam.

Thực vật dân tộc học là nghiên cứu về cách sử dụng cây trong đời sống của một dân tộc. Ở Việt Nam, cây tre được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm – măng ngon như Mạnh Tông (Dendrocalamus asper Schult f. Backer); trong thủ công mỹ nghệ - làm tượng, ly, tách, đũa, tăm, dụng cụ nhà bếp, giỏ xách, mành, chiếu; các vật dụng trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ … được sử dụng kết hợp giữa Trúc Bambusa textilis Mc Clure và Tầm Vông Thysostachys siamensis. (Kurz ) Gamble; âm nhạc - nhạc cụ làm bằng tre gồm các loại đàn, trống, mỏ, kèn, sáo, … được làm từ Phyllostachys sp. và các loại khác, đặc biệt là người dân tộc đã sử dụng rất nhiều cây tre trong việc làm nhà như Mây  Dendrocalamus strictus (Roxb) Nees, dẫn nước, làm điện, nấu cơm (cơm lam trong ống tre), nấu bếp (thay cho củi), cúng tế; trong xây dựng tre được sử dụng làm nhà, làm tấm lợp, vách ngăn, ván sàn, cột kéo,  mái nhà, giàn giáo …; trong giao thông tre dùng để làm tàu thuyền, cầu tre …; trong sản xuất bột giấy - sản xuất sợi và bột giấy. Cây tre trước đây được mệnh danh là cây của người nghèo. Hiện nay, cây tre còn được xem là cây của môi trường vì cây tre sinh trưởng nhanh, có thể thay thế cho gỗ, giúp giảm phá rừng, gỗ tre được chế biến với kỹ thuật tiên tiến không thua kém về mặt mỹ thuật cũng như bền chắc như ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, sợi, ván tổng hợp … đã giúp cho cây tre có mặt ở nhiều nơi. Cây tre còn được trồng để chống sạt lỡ bờ kênh, trồng để làm hàng rào quanh nhà hay quanh làng (lũy tre làng) hay để trang trí. Cây tre còn hiện diện trong ca dao, tục ngữ, thơ và được làm hình tượng cho dân tộc.

Từ khóa: Dendrocalamus asper, Dendrocalamus strictus, Thylostachys siamensis, Bambusa textilis, dân tộc học, thực phẩm, xây dựng, giao thông, nhạc cụ, văn thơ, môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ETHNOBOTANY OF BAMBOO IN VIETNAM

 

Diep Thi My Hanh, Nguyen Thi My Lien

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

 

Abstract

 

 “Bamboo is my brother,” carved on a stone plaque in the bamboo collection at the Royal Botanic Gardens of Kew, is a Vietnamese proverb that underscores bamboo’s importance in the life of the Vietnamese.

Ethnobotany is the study of the uses of plants by people. In Viet Nam, bamboo is used for many purposes: food – young shoots such as Manh Tong (Dendrocalamus asper Schult f. Backer); handicrafts – statues, dishware, chopsticks, toothpicks, kitchen utensils, bags, bamboo screens, mats; furniture – tables, chairs, beds, and cabinets made with Truc (Bambusa textilis Mc. Clure) and Tam Vong (Thysostachys siamensis (Kurz) Gamble); musical instruments - such as “dan” (xylophone) and “trong” (tambourine) often made with Phyllostachys sp. Ethnic minority groups, especially, use abundant amounts of bamboo, such as house construction with Mai (Dendrocalamus strictus (Roxb) Nees)), water drains, produce electricity, to cook rice inside the culm, as a cooking fuel, in sacrificial rituals, to make boats and bridges and in producing fiber and pulp. In the past, bamboo was named “Tree of the Poor.” Now, bamboo is considered an environmental tree because of its fast growth, possibility as a wood alternative, helps to reduce deforestation and soil of dykes.  Thanks to modern technology, processed bamboo is as good and durable as wood, such as parquet used for flooring. Bamboo is also planted as hedges around houses and village or for decoration. Bamboo is described in folk-songs, proverbs, poems and the national image.

Key words: Dendrocalamus asper, Dendrocalamus strictus, Thylostachys siamensis, Bambusa textilis, ethnology, food, construction, transport, musical instrument, cultural, environment.