TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU VÀ

TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU VÀ

MÔI TRƯỜNG NƯỚC VEN BỜ.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÙA KHÔ VÀ MÙA MƯA 2006

      

  Nguyễn Thị Hoa, Lê Xuân Thuyên, Đinh Văn Hiệp

      Phân viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Tóm tắt

 

Dòng dinh dưỡng (N, P, Si) đóng một vai trò rất quan trọng trong chu kỳ sống thủy sinh vật. Nếu quá thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng sẽ gây ra hiện tượng kiệt dưỡng hoặc phú dưỡng trong các thủy vực. Nguồn gốc của các dinh dưỡng này phụ thuộc vào sự hòa tan của các chất dinh dưỡng từ lục địa đổ ra biển và sự trao đổi chất giữa đất – nước trong rừng ngập mặn theo sự vận động của thủy triều. Kết quả khảo sát tính chất thủy hóa ở vùng ven biển Cà Mau trong 2 đợt, tháng IV/2006 (mùa khô) và IX/2006 (mùa mưa) cho thấy hàm lượng dinh dưỡng các chất N, P, Si thay đổi theo mùa, trong đó, ammonium, nitrate tăng nhẹ vào mùa mưa, ngược lại phospho và silic giảm vào mùa mưa. Diễn biến này là khác biệt so với kết quả nghiên cứu trước đây về thủy hóa trong một lạch triều (Khe Ốc) trong rừng ngập mặn Cần Giờ.

 

 

 

 

 

RELATIONSHIP BETWEEN THE CAMAU MANGROVE

AND COASTAL WATER BODY.

THE RESULT OF SURVEY IN DRY AND RAINY SEASON 2006

         

 Nguyen Thi Hoa, Le Xuan Thuyen, Dinh Van Hiep

                      Sub-Institute of Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology

 

Abstract

 

Nutrients (N, P, Si) flux plays a very important role in the life cycle of aquatic organisms. The deficit or excess of these nutrients may drive the aquatic environment into dramatically oligotrophic or eutrophic states. The dissolved nutrients in the coastal water originate from (i) the mainland runoff, and (ii) the exchange between wetland and porewater in the mangroves. The result of water survey in the Camau coast in the dry season (April) and rainy season (September) of 2006 demontrates seasonal fluctuation of  the nutrients (N, P, Si). In the rainy season, ammonium and nitrate contents slightly increased, whereas phosphorus and silica content slightly decreased. This tendency in the Camau littoral differs from that observed in the Can Gio mangrove.