TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI TRE VIỆT NAM

TÍNH CHẤT CƠ LÝ  CỦA MỘT SỐ LOÀI TRE VIỆT NAM

 

Nguyễn Thế Năng, Phan Huỳnh Thạch, Võ Kiều Minh Trang,

Diệp thị Mỹ Hạnh, Hoàng thị Thanh Hương

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm nhanh chóng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao của xã hội. Nhằm mục đích nâng cao giá trị sử dụng cua tre và tìm ra giải pháp công nghệ chế biến tre có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm, tính chất cơ, lý của 9 loại tre Việt nam Tre mo  Bambusa arundinacea. Retz, Tre gai Bambusa blumeana. J.A. & J.H. Schultes.Cv blumeana, Tre tàu Gigantochloa levis.(Blanco) Merr, Luong Thanh Hoa  Dendrocalamus barbatus. (Hsueh & D.Z.Li), Manh tong: Dendrocalamus asper. (Schult.f.) Backer ex Heyne, Tre xiêm Bambusa tulda (Roxb), Gay  Hà Tĩnh Dendrocalamus aff brandisii. (Munro) Kurz, Tre hoa giay (Ha Tinh) Bambusa flexuosa.  Munro, Tre hoa Nghệ An Bambusa blumeana. J.A. & J.H. Schultes.. Từ các kết quả khảo sát 3 phần gốc, thân, ngọn cho thấy rằng sự khác biệt về đặc điểm, tính chất cơ, lý của tre và gỗ, sự thay đổi đặc tính trong các vị trí trên thân cây có qui luật nhất định. Các kết quả nghiên cứu này đã đề xuất được mục đích sử dụng từng loại tre và phương pháp gia công chế biến tre. Dù tre nứa là loại lâm sản ngoài gỗ nhưng với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu kỳ khai thác ngắn, tre nứa đã và đang thay thế một phần nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp giấy và công nghiệp chế biến lâm sản. Việc khảo sát đặc tính cơ  ly  của tre có tầm quan trọng lớn trong nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu về tính chất vật lí và cơ học của tre là một cơ sở có ý nghĩa vô vùng  quan trọng đối với công nghệ chế biến, bảo quản, thương mại, đánh giá phẩm chất và định hướng sử dụng tre một cách hợp lý.

Từ khóa: tre, tính chất cơ, lý, Bambusa, Dendrocalamus, Giagantochloa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHYSICAL MECHANICAL PROPERTIES OF

SOMES BAMBOO’S SPECIES IN VIETNAM

 

Nguyen The Nang, Phan Huynh Thach, Vo Kieu Minh Trang,

Diep thi My Hanh, Hoang thi Thanh Huong

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

 

Abstract

 

Natural forest’s area in Vietnam has declined rapidly and can not meet the increasing social demand of wood. To extend the value of bamboo’s usage and find out more efficient solutions for bamboo’s technological process, we have studied some physical, mechanical properties of 9 bamboo’s species Tre mo  Bambusa arundinacea. Retz, Tre gai  Bambusa blumeana. J.A. & J.H. Schultes.Cv blumeana, Tre tau Gigantochloa levis.(Blanco) Merr, Luong Thanh Hoa  Dendrocalamus barbatus. (Hsueh & D.Z.Li), Manh tong: Dendrocalamus asper. (Schult.f.) Backer ex Heyne, Tre xiem Bambusa tulda (Roxb), Gay Ha Tinh Dendrocalamus aff brandisii. (Munro) Kurz, Tre hoa giay (Ha Tinh) Bambusa flexuosa.  Munro, Tre hoa Nghe An Bambusa blumeana. J.A. & J.H. Schultes. The results of characteristics of bamboo’s base, shoot and tip have shown the differences between bamboos and woody plants. The variation of physical and mechanical properties along the stem has specific rule. We have suggested appropriate usage’s aims for each bamboo’s species and methods for processing based on these results.

Though bamboos are not woody forest products, their large reserves and short exploiting cycle, they have gradually replaced part of raw material for paper and wood processing industries. Studies on physical and mechanical characteristics of bamboos have important role in scientific research. These results are useful for technologies of processing, reservation, for commercialization, quality evaluation and reasonable usage’s orientation.

Key words: bamboo, physical mechanical properties, Bambusa, Dendrocalamus, Giagantochloa.