PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ĐO SÂU ĐIỆN VÙNG TP HỒ CHÍ MINH ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC NGÀNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN

 TIỀM LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 2004 – 2006

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

 

 

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

I. TIỀM LỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC :

            Là thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên là một trong những trường khoa học cơ bản lớn  của cả nước , có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ khoa học trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ về các lãnh vực khoa học cơ bản . Trường  hiện có 8 khoa, 3 bộ môn trực thuộc với 10 ngành đào tạo và các lĩnh vực nghiên cứu chính như sau:

1.      Ngành Toán – Tin học

2.      Ngành Công nghệ Thông tin

3.      Ngành Vật lý 

4.      Ngành Khoa học vật liệu

5.      Ngành Hóa học

6.      Ngành Sinh học

7.      Ngành Công nghệ sinh học

8.      Ngành Địa chất

9.      Ngành Môi trường

10.  Ngành Điện tử viễn thông

Ngoài ra còn có một số  Trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:

1.      Trung tâm Tin học

2.      Trung tâm Khoa học Vật liệu

3.      Trung tâm Hóa ứng dụng

4.      Trung tậm Điện tử – Máy tính

5.      Trung tâm Giống Cây trồng

6.      Trung tâm Khoa học- Công nghệ Sinh học

7.      Trung tâm Sáng tạo Khoa học kỹ thuật

8.      Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Địa chất

   Đội ngũ Cán bộ khoa học gồm: 612 cán bộ, trong đó có: 48 Giáo sư và Phó Giáo sư, 108 Tiến sĩ và 231 Thạc sĩ được đào tạo từ nhiều nước trên thế giới.

 

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2004 – 2006 :

            Hoạt động khoa học của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên trong các năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Đội ngũ cán bộ của trường đã thực hiện nhiều đề tài thuộc đủ mọi cấp khác nhau: Đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố, Trọng điểm ĐHQG, Địa phương và cấp Trường

            Công tác NCKH của Trường gắn liền với nhiệm vụ đào tạo , góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cũng đã giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra trong thực tiễn thông qua nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ .

       Ngoài ra Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm hổ trợ, khuyến khích và đẩy mạnh phong trào NCKH trong sinh viên  nhằm rèn luyện tư duy , khả năng độc lập nghiên cứu và phát huy tiềm năng sáng tạo , giúp cho sinh viên sớm giải quyết những công việc trong  thực tiễn một cách có hiệu quả sau khi tốt nghiệp .

            Kết quả hoạt động  khoa học trong giai đoạn 2004 – 2006

a.      Các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:

(Đơn vị tính kinh phí: triệu đồng)

Các loại đề tài

2004

2005

2006

 

Số lượng

Kphí

Số lượng

Kphí

Số lượng

Kphí

Nghị định thư

2

800

2

700

1

450

Nhiệm vụ NC cơ bản

33

1.366

26

945

24

1.400

Trọng điểm ĐHQG

13

1.290

7

760

3

600

Dự án Trọng điểm

1

350

1

150

 

 

Cấp Bộ

22

349

14

422.5

28

655

Cấp Trường (cơ sở)

63

485

27

278.2

53

582

Hợp đồng NC địa phương

14

1.496

19

2.817

6

1.400

 

b. Tổ chức và tham dự các hội thảo, hội nghị Khoa học:

        Trong hai năm qua, trường đã tổ chức các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế:

-          Hội nghị khoa học môi trường biển 2006

-          Hội nghị công nghệ thông tin 2006

-          Hội nghị quốc tế Asia - Link

-     Hội thảo quốc tế về thư viện 2006

   Ngoài ra đã có hơn 200 lượt cán bộ của trường được cử đi tham dự các lớp chuyên đề ngắn hạn, các hội nghị, hội thảo về nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ được tổ chức trong và ngoài nước .

Đây thực sự là cơ hội tốt để các nhà khoa học có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với những nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm trao đổi những kinh nghiệm và những kết quả nghiên cứu mới nhất, từ đó có thể cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo và nghiên cứu.

c. Nghiên cứu khoa học thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo:

             Công tác nghiên cứu khoa học cũng là một trong những điều kiện tốt, góp phần không nhỏ trong việc trao đổi hợp tác của các cán bộ khoa học nhà trường với các nhà khoa học trên thế giới, liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong công tác đào tạo:

Trong các năm qua, thông qua các mối quan hệ quốc tế nhà trường đã cử nhiều cán bộ đi nước ngoài để được  đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ và nhiều đoàn giáo sư các nước đến trao đổi giảng dạy các chuyên đề sau đại học .

- Hợp tác giữa Trường và Đại học Savoie (Pháp) đào tạo tiến sĩ

- Hợp tác với công ty Syngenta Crop Protection AG Thụy Sĩ nghiên cứu cô lập, thu thập mẫu thực vật, nấm, vi sinh vật Việt Nam, lên men, ly trích những hợp chất có hoạt tính sinh học để làm thuốc chữa bệnh.

- Hợp tác giữa trường và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc) về trao đổi cán bộ nghiên cứu và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Hàn Quốc.

-  Hợp tác với Đại học Roskilde (Đan Mạch) về trao đổi khoa học và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Đan Mạch.

- Ghi nhớ hợp tác giữa công ty Renesas (Nhật Bản) với Đại học Khoa học Tự nhiên (khoa CNTT và khoa lý) về thiết kế vi mạch.

- Ký kết hợp tác đào tạo giữa ĐH Tohoku Bunka GaKuen (Nhật Bản) với Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Bản ghi nhớ hợp tác đào tạo giữa ĐH QG Chonnam (Hàn Quốc) với trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Ký kết hợp tác đào tạo, trao đổi khoa học giữa Đại học Jena (CHLB Đức) với Đại học Khoa học Tự nhiên về Hóa hữu cơ, Vật lý, Khoa học vật liệu

- Ghi nhớ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa Đại học Habana (Cuba) với Đại học Khoa học Tự nhiên     

- Ký kết hợp tác trao đổi khoa học và đào tạo giữa Đại học Leyte State (Philippines) với Đại học Khoa học Tự nhiên ( khoa Sinh)     

- Ký kết hợp tác trao đổi sinh viên, đào tạo giữa Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc) với Đại học Khoa học Tự nhiên ( khoa CNTT) cho chương trình liên kết đào tạo 2+2

- Ghi nhớ hợp tác trao đổi khoa học giữa Viện Academia Sinica (Đài Loan) với Đại học Khoa học Tự nhiên

- Bản ghi nhớ hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên và sinh viên giữa Đại học Portland ( Mỹ) với Đại học Khoa học Tự nhiên           

- Ký kết hợp tác trao đổi văn hóa, đào tạo, khoa học giữa Đại học Bayreuth  (Đức) với Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Ký kết hợp tác trao đổi khoa học và đào tạo giữa Đại học Osaka Prefecture ( Nhật Bản) với Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Ghi nhớ hợp tác đào tạo, trao đổi khoa học giữa Đại học Hallym ( Hàn Quốc) với Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Ký kết hợp tác trao đổi khoa học và đào tạo giữa Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc) với Đại học Khoa học Tự nhiên ( khoa CNTT)

- Ghi nhớ hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ Nhật Bản (JAIST) với Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách Khoa, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin Hà Nội.  

 

 

d. Tăng cường đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ công tác NCKH:

Ngoài nhiệm vụ thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản để nâng cao trình độ, nhà trường đã định hướng nghiên cứu  cho các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn nhằm hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới và phục vụ một cách thiết thực cho công cuộc CNH, HĐH của đất nước, Trường đã liên tục xây dựng các đề án  tăng cường trang thiết bị cho một số phòng thí nghiệm trọng điểm và xây dựng  mới một số phòng thí nghiệm khác :

-         Phòng thí nghiệm Phân tích trung tâm

-         Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học

-         Phòng thí nghiệm Khoa học vật liệu          

-         Phòng thí nghiệm các Hợp chất thiên nhiên

-         Phòng thí nghiệm Địa chất ứng dụng

-         Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán

-         Phòng thí nghiệm phân tích Môi trường

-         Thư viện

Các phòng thí nghiệm trên đây đã được Đại học Quốc gia quan tâm đầu tư  một cách thích đáng, trong thời gian qua nó đã góp phần tích cực và mang lại hiệu quả cao trong công tác  NCKH, đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế .

Ngoài việc đầu tư cho các phòng thí nghiệm, Trường đã đầu tư xây dựng một thư viện hiện đại phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu. Thư viện trường đã được Thành phố đầu tư thành Thư viện trung tâm liên kết với các trường đại học của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu của sinh viên, học viên sau đại học và Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các trường đại học   

 

III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HỌAT ĐỘNG NCKH:

        Bên cạnh công tác đào tạo, NCKH là một nhiệm vụ trọng yếu của nhà trường. Với đặc trưng là trường Khoa học cơ bản nên các lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng, các hướng nghiên cứu phải phù hợp với xu thế phát triển khoa học thế giới, đóng góp một cách thiết thực cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà, nâng cao trình độ cán bộ và nâng cao chất lượng đào tạo. Dựa trên nền tảng của khoa học cơ bản, trường ĐHKHTN luôn định hướng phấn đấu nghiên cứu triển khai các đề tài ứng dụng mang tính công nghệ cao trên cơ sở các ngành mũi nhọn:

+ Công nghệ Sinh học

+ Khoa học và Công nghệ Vật liệu mới

+ Công nghệ Thông tin.

+ Công nghệ phần mềm

 

Nhìn chung công tác NCKH của các Cán bộ Khoa học của trường trong các năm qua đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phản ánh tất cả.Càng ngày số lượng CB tham gia NCKH càng gia tăng, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của của đội ngũ CBGD, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Đó là:

- Vẫn còn nhiều cán bộ chưa tham gia nghiên cứu khoa học hoặc có tham gia nhưng chưa được thường xuyên liên tục.

- Chưa chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác các đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tiễn ở các địa phương mà chỉ trông chờ vào kinh phí bao cấp.

- Việc hình thành các nhóm nghiên cứu liên ngành để thực hiện các đề án lớn còn nhiều khó khăn trong việc gắn kết tập hợp đội ngũ. Lực lượng nghiên cứu mỏng, phân tán, tính hợp tác chưa cao.

- Kinh phí dành cho nghiên cứu còn hạn hẹp.

 

V. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NCKH TRONG GIAI ĐOẠN TỚI:

            Trên cơ sở định hướng ưu tiên của Nhà nước, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên  tập trung vào nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và chọn lọc để có được các công trình khoa học ý nghĩa quốc tế làm tiền đề cho những ứng dụng khoa học và công nghệ cao. Mục tiêu phát triển khoa học công nghệ của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên giai đoạn 2005- 2010 như sau:

- Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng phục vụ KT-XH

            Thực hiện các đề án NCCB về lĩnh vực khoa học tự nhiên: Công nghệ thông tin, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, các khoa học về trái đất, Môi trường. Đây là thế mạnh của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu triển khai ứng dụng

- Xây dựng các đề án nghiên cứu cấp Nhà nước thuộc chương trình:

            - KC.01: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông"

            - KC.02: " Nghiên cứu khoa học và phát triển  công nghệ vật liệu mới"

            - KC.04: " Nghiên cứu khoa học và phát triển Công nghệ Sinh học"

            - KC.08: "Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai"

- Xây dựng các đề án, đề tài nghiên cứu liên ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở hợp tác với các Trường, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước

- Định hướng và chọn lọc đề án, đề tài tiêu biểu để đạt kết quả khoa học cao:

            - Trong đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học

            - Trong ứng dụng thực tiễn: Y học, Viễn thông, Quốc phòng, Cơ khí, Khai thác, bảo vệ môi trường, Công nghiệp thực phẩm, nuôi trồng ...

- Nghiên cứu phát triển công nghệ phần mềm, Vật liệu Nano, Công nghệ Sinh học

- Nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực phía Nam

- Nghiên cứu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững các vùng kinh tế

Trên cơ sở các mặt mạnh - yếu trong hoạt động NCKH, trong giai đoạn tới các phương hướng chính nhằm thúc đẩy tăng cường công tác NCKH của trường là:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Nhà khoa học có thể tham gia thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Thành phố và phát triển mạnh số đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử

- Tích cực thực hiện các dự án đầu tư  tăng cường các trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm

- Tập hợp xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về các lĩnh vực: Công nghệ phần mềm, Công nghệ Sinh học, Khoa học Vật liệu, Môi trường và một số lĩnh vực mang tính liên ngành: Toán học, Vật lý, Hóa học, Địa chất học, phục vụ các chương trình trọng điểm của nhà nước và Tp. HCM

            - Mở rộng các mối liên kết nhằm trao đổi thông tin và phối hợp nghiên cứu giữa cán bộ trong và ngoài trường với các nhà khoa học trên thế giới.

- Đưa công tác nghiên cứu của nhà trường bám sát hơn với thực tiễn để từng bước đưa các kết quả nghiên cứu dụng vào thực tiễn xã hội. Do đó việc liên kết với các đơn vị khác trong thành phố cũng như với các địa phương là một nhiệm vụ đang đặt ra cho công tác nghiên cứu của trường nhất là “chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa Đại học Quốc gia tp.HCM và Thành phố Hồ Chí Minh”

 

VI. KẾT LUẬN

Từ  hội nghị khoa học lần thứ 4 (năm 2004) trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và ủng hộ tích cực của Bộ Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Tp. HCM, các cơ quan Nhà nước và sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó Trường đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với kết quả đáng khích lệ. Là một trường Đại học thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, nhưng các đề tài nghiên cứu không phải chỉ chủ yếu phục vụ tốt cho việc đào tạo đại học, sau đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ mà còn đóng góp một cách thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong Hội nghị khoa học lần thứ 5 này đã có 438 bài báo cáo khoa học và sẽ được công bố trong 9 tiểu ban thuộc các lĩnh vực Toán-Tin học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất-Địa vật lý, Môi trường, Công nghệ sinh học, Khoa học vật liệu. Đây là những kết quả rất đáng trân trọng của tập thể cán bộ công chức của trường Đại học Khoa học Tự Nhiên trong những năm qua đã nổ lực không ngừng, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học mà Nhà trường đã đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm.