TỐI ƯU HÓA NHIỀU MỤC TIÊU BẰNG THUẬT TOÁN SIMPLEX:

TỐI ƯU HÓA NHIỀU MỤC TIÊU BẰNG THUẬT TOÁN SIMPLEX:

ỨNG DỤNG TRONG QUY TRÌNH HOẠT HÓA ĐIỆN CỰC CARBON

ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAP TRONG SỮA

 

Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Minh Trúc, Nguyễn Bá Hoài Anh

Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

           

            Bài này nhằm giới thiệu lý thuyết tập mờ và ứng dụng trong tối ưu hóa nhiều mục tiêu bằng thuật toán simplex. Bằng lý thuyết tập mờ, các hàm đáp ứng của các mục tiêu khác nhau được thông dịch về chung một hàm mục tiêu duy nhất gọi là hàm tổng hội các hàm thành viên. Thuật toán Simplex với các bước biến đổi được áp dụng để cực đại hóa các hàm mục tiêu này. Điện cực carbon không đủ nhạy để xác định hàm lượng vết của kháng sinh chloramphenicol (CAP), do vậy phải có một quy trình hoạt hóa điện cực thích hợp nhằm tăng cường độ nhạy của phương pháp. Kết quả sau khi áp dụng phương pháp tối ưu hóa nhiều mục tiêu quy trình xác định kháng sinh chloramphenicol trong sữa tươi trên điện cực carbon bằng kỹ thuật volt-ampe hấp phụ hoà tan anod đạt độ nhạy 3.5ng/ml, tốt hơn nhiều so với cùng quy trình xác định CAP trong sữa trên giọt thuỷ ngân đã công bố trước đó.

 

 

 

 

 

 

MULTI-OBJECTIVE OPTIMIZATION WITH SIMPLEX ALGORITHM: APPLICATION FOR METHOD OF ACTIVATION OF CARBON ELECTRODE TO DETERMINE CAP IN MILK

Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Minh Trúc, Nguyễn Bá Hoài Anh

Faculty of Chemistry, University of Natural Sciences

 

Abstract

 

            This paper describes fuzzy set theory and its application in multi-objective optimization with simplex algorithm. By using the fuzzy set theory, each response function with different objective is translated to single response function called aggregated membership function, and then this function is optimized with modified simplex algorithm. The determination of chloramphenicol (CAP) on carbon electrode does not have enough sensitivity, hence it is required an activation method to improve the sensitivity. The result after we applied the multi-objective simplex optimization for the method of activation gave the sensitivity of 3.5ng/ml with cathodic adsorptive voltammetric technique. This assay gave better result than that on mercury electrode reported before.