ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT XÁM THEO THỜI GIAN

ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT XÁM THEO THỜI GIAN

KHAI THÁC RỪNG ĐỂ TRỒNG TẦM VÔNG

 

Nguyễn Hoài Phương, Diệp thị Mỹ Hạnh1, Evelyne Garnier Zarli2

1 Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

2 Université Paris XII

 

Tóm tắt

 

Vùng Đông Nam Bộ, với tổng diện tích 2,3 triệu ha, trong đó đất xám (ferrugineux tropicaux) chiếm khoảng 750 ngàn ha. Hệ thống sinh thái rừng trên đất xám rất quan trọng nhưng đặc biệt rất nhạy cảm; vì đất xám không chứa nhiều chất hữu cơ, nghèo các chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước kém. Sự khai phá rừng để trồng trọt trong những vùng nhiệt đới thường dẫn đến sự suy thoái đất và làm giảm độ phì nhiêu. Hệ sinh vật giữ vai trò điều hoà cho hệ sinh thái này cũng bị thay đổi, vì nó không thích ứng được với điều kiện môi trường mới, đã dẫn đến sự thay đổi trong các hoạt động sinh thái. Sự bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong những chiến lược quản lý môi trường, nhằm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Do đó, sự hiểu biết về hoạt động sinh học của đất xám trong điều kiện đất rừng tự nhiên và đất đã được khai thác trồng trọt không những lý thú về mặt khoa học mà còn cần thiết cho chiến lược phát triển bền vững.

Đất xám trong hệ sinh thái rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Lò Gò, Xa Mát đã được chọn làm đối chứng để so sánh với các đất rừng đã chuyển thành các vườn tầm vông theo thời gian khác nhau từ 1 năm, 5 năm, 10 năm đến 20 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với đất rừng tự nhiên, một số tính chất vật lý như sa cấu, độ ẩm ở các vườn tầm vông đều giảm và có khác biệt so với rừng tự nhiên, trong khi CMR hầu như ít thay đổi, pH có xu hướng tăng. Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg, chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation CEC đều giảm khi thay đổi từ rừng tự nhiên sang rừng tầm vông 1 năm. Về thành phần sinh vật, số lượng loài cũng như số lượng cá thể các loài sinh vật đất giảm đi trong năm đầu phá rừng để trồng tầm vông.

Từ khóa: đất xám, rừng, tầm vông, tính chất đất, đa dạng sinh học, động vật đất, vi sinh vật đất..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIODIVERSITY OF GREY SOILS WHICH WERE TRANSFORMED FOR BAMBOO’S PLANTATION WITH DIFFERENT PERIODS OF TIME.

 

Nguyễn Hoài Phương, Diep thi My Hanh1, Evelyne Garnier Zarli2

1 Faculty of Biology, University of Natural Sciences

2 Université Paris XII

 

Abstract

 

Southeast regions of Vietnam, with total area of 2,300,000 hectares, has about 750,000 hectares of gray ferruginous soil . Ecological system of forest on grey soil is not only very important but also especially sensitive because of its poor organic matter, deficiency of nutrients and low water retention capacity. Forest devastating for plantation in tropical regions often leads to soil degradation or loss of fertilization. Living organisms regulating this ecosystem has also been altered beause they could not adapt to new environment. Therefore, it leads to changes in ecologial balance activities.

Biological diversity conservation has become one of the important aims in environment management to use natural resources efficiently. Therefore, knowledges about biological activities of grey soil in natural forest condition and agricutural activities condition are not only scientifically interesting but also necessary for sustainable development.

Grey soil in natural forest condition of National Park Lo Go, Xamat has been chosen for control treatment to compare with forest soils which have been transformed to bamboo garden Thyrsostachys in one, five, ten and up to 20 years.

Our results have shown that some physical characteristics like humidity, texture of bamboo garden were decreased and significantly different compared with natural forest. Otherwise, CMR value were nearly unchanged and pH value had increasing trend. Nutrient element compositions like N, P, K, Ca, Mg, organic matter, and CEC all decreased when changing from natural forest to one year bamboo garden. About biological composition, number of species as well as invidual number of each species has decreased in first year of forest destroying for bamboo plantation.

Keywords : gray soil, forest, Thyrsostachys, characteristics, biodiversity, fauna, microbiology