BẢO TÀNG SINH THÁI TRE VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

BẢO TÀNG SINH THÁI TRE VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

 CÂY TRE VIỆT NAM

 

 Diệp thị Mỹ Hạnh

Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 

Tóm tắt

 

Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật Phú An, chương trình hợp tác quốc tế giữa vùng Rhône Alpes, tỉnh Bình Dương, vườn thiên nhiên Pilat và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, bao gồm các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn thực vật và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương bằng du lịch sinh thái.

Cây tre, được xếp vào phụ họ (subfamily) Bambusoidae trong họ Gramineae, là một trong những nguồn tài nguyên thực vật phong phú của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của A. et E.G. Camus và H. Lecomte (1912 – 1923) cho thấy Việt Nam có hơn 464 loài trong 15 giống được tìm thấy ở Việt Nam gồm Bambusa, Dendrocalamus, Phyllostachys, Sasa, Oxynanthera, Thyrsostachys, Melanocalamus, Tetragonocalamus (hay Chimonobambusa), Dinochloa, Cephalostachyum, Gigantochloa, Schizostachyum, Teinostachyum, Arundinaria, Neohouzeua. Từ đó đến nay, nghiên cứu về phân loại cây tre Việt Nam gồm có công trình của GS. Phạm Hoàng Hộ (1993), mô tả 102 loại tre Việt Nam trong quyển “Cây cỏ Việt Nam” và GS. Lê Công Kiệt (1999)  thực hiện chìa khóa định danh tre trên thực địa cho 71 loài từ Quảng Trị trở vào miền Nam.

Trong chương trình bảo tồn này, đã thu thập được 227 mẫu tre, phân bố trong nước ta từ miền Bắc, Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy sự đa dạng sinh học của cây tre Việt Nam rất cao. Các mẫu sưu tập được mô tả chi tiết trên thực địa là nguồn mẫu vật sống quý để phục vụ cho công tác phân loại cũng như nghiên cứu sử dụng cây tre trong tương lai. Công việc thu thập và định danh để xác định tên khoa học đang được tiếp tục thực hiện và kiểm tra vì đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Từ khóa: bảo tàng sinh thái, bảo tồn thực vật, tre, đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ECOLOGICAL BAMBOO MUSEUM AND

BIODIVERSITY OF BAMBOO IN VIET NAM

 

Diep thi My Hanh

Faculty of Biology, University of Natural Sciences

 

Abstract

 

Ecological Bamboo museum and plant conversation Phu An, international cooperation project among Rhơne Alpes, Binh Duong province, Pilat natural garden and The University of Natural Sciences, including research, training, plant conversation and sustainable development aims, contributes to improve local habitant’s life by ecological tourism.

Bamboo, classified in subfamily Bambusoidae in family Gramineae, is one of the diverse plant resources in Viet Nam. Research’s results of A. Camus, E.G. Camus and H. Lecomte (1912 – 1923) show that Viet Nam has more than 464 species in 15 genres such as Bambusa, Dendrocalamus, Phyllostachys, Sasa, Oxynanthera, Thyrsostachys, Melanocalamus, Tetragonocalamus (or Chimonobambusa), Dinochloa, Cephalostachyum, Gigantochloa, Schizostachyum, Teinostachyum, Arundinaria, Neohouzeua. So far, research of bamboo classification in Viet Nam of Prof. Pham Hoang Ho (1993), described 102 Viet Nam bamboo species in “Plants of Vietnam” and Prof. Le Cong Kiet (1999) made the classification key to identify the bamboo in the field for 71 species from Quang Tri to the South of Vietnam.

In conversation project, 227 bamboo specimens were collected, distributing from the North, Center, Highlands, South- East and Mekong delta of Vietnam. Our research has showed that Vietnamese bamboo is very diverse. Detailed descriptions of collected data sample in the field are valuable for classification as well as researches using bamboo in the future. Collection and identification of bamboo are in progress; and the revision of scientific name is required a lot of time and effort.

Key word: ecological museum, plant conversation, bamboo, biological diversity.