ĐỊA MẠO LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THÀNH ĐẤT NGẬP NƯỚC

ĐỊA MẠO LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THÀNH ĐẤT NGẬP NƯỚC

Ở BÁN ĐẢO THỦ THIÊM

 

Lê Xuân Thuyên

Phân viện Địa lý TPHCM

Tóm tắt

Đất ngập nước tại bán đảo Thủ Thiêm là một bộ phận của đồng bằng ngập triều ven sông Sài Gòn. Đây là một vùng đất ngập nước đặc biệt, là nơi mà ta gặp được sự cùng tồn tại các loài thực vật nước ngọt và nước lợ. Kết quả khảo sát thổ nhưỡng cho thấy đây là vùng đất phèn tiềm tàng, hàm lượng clo trong dịch đất không cao nhưng có sự giảm dần từ bờ sông vào nội đồng đã chứng tỏ có sự xâm nhiễm mặn. Trên thực tế, nước lợ từ hạ lưu có thể đi ngược trên dòng sông chính và vượt quá khu vực bán đảo Thủ Thiêm khi triều cường, nhưng mạng lưới lạch triều nông đã làm chậm quá trình xâm nhập của nước lợ vào nội đồng, và nước lợ sẽ không dừng ở lâu trong nội đồng cho tới pha triều rút tiếp theo. Mặt khác, đất giàu hữu cơ và thảm thực vật đầm lầy dày đặc đã duy trì lượng nước ngọt và điều này cản trở nước lợ xâm nhập xa vào đồng ngập. Đây là ví dụ rất rõ ràng cho thấy mối cân bằng mong manh giữa các đặc điểm địa mạo và thuỷ chế là facto chính đang kiểm soát các hoạt động của đất ngập nước Thủ Thiêm và vì lý do này mà thực vật nước ngọt có thể mọc ở ngay sau dải hẹp thực vật nước lợ nằm dọc theo các lạch triều trong vùng đất ngập nước này.

Việc quản trị nguồn nước trong thủy vực và quá trình đô thị hóa tại khu vực Thủ Thiêm có thể gây ra những đảo lộn chưa dự liệu trước đối với vùng đất ngập nước đặc biệt này.

 

 

GEOMORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND THEIR RELATIONSHIP WITH THE RIPARIAN WETLAND FORMATION IN THE THU THIEM PENINSULAR

 

Le Xuan Thuyen

Sub-Institute of Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology

Abstract

As a part of the tidal flooded plain of the Sai-Gon River, the Thu Thiem riparian wetland is characterized by its specific vegetation cover that there is a coexistence of halophile and fresh-water species. The soil survey indicates that the whole area consists of pontential acid sulphat soil, and the value of chlorinate is not high in soil solution, however, its slight decrease landward from the river bank demonstrates a certain saline intrusion. In fact, the brackish water may go over the Thuthiem peninsular in the main channel during flood-tide, but the shallow tidal creek network keep the brackish water raising up slowly inland, and the brackish water exists no longtime inside the peninsular until its return in the river in the next ebb-tide phase. In other hand, the high OM in topsoil and dense hydrophytic vegetation maintain fresh water permanent and that limits an entrance of brackish water far in the surrounding floodplain. It is a very lear example that the fragile balance between geomorphological characteries and water regime is a main factor controlling the function of the Thuthiem wetland and so that`s why fresh water species can grow up behind a narrow belt of halophile vegetation located along the tidal creeks in this wetland.

The water management in the watershed or urbanization in the Thuthiem area may cause an unexpected disturbation for this specific wetland.