NGHIÊN CỨU PHÒNG BỆNH HÉO RŨ DƯA LEO DO PYTHIUM SP

NGHIÊN CỨU PHÒNG BỆNH HÉO RŨ DƯA LEO DO PYTHIUM SP. BỞI TRICHODERMA HARZIANUM

 

Nguyễn Trường Thọ, Hoàng Quốc Khánh

Viện Sinh Học Nhiệt Ðới, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

 

Tóm tắt:

         

Bệnh héo rũ trên dưa leo do Pythium sp. là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trong nông nghiệp. Trichoderma harzianum (T. har) được nghiên cứu sử dụng làm tác nhân trong quá trình đấu tranh sinh học chống lại bệnh này.

          Khi xử lý môi trường gieo hạt với dịch huyền phù bào tử (bt) T. harzianum (106bt/ml) và trộn hạt dưa nảy mầm với chế phẩm bào tử T. harzianum (tỉ lệ 1:10 theo trọng lượng). Sau 10 ngày gieo hạt, hiệu quả phòng bệnh tốt nhất ở môi trường đất có độ ẩm 15% - 20% (đất pha cát) và pH 5 - 6, nhiệt độ từ 25oC - 30oC với tỉ lệ bệnh là 20% ở cây dưa có xử lý so với đối chứng (50%).

          Hiệu quả phòng bệnh của T. harzianum dựa vào 2 cơ chế chính:

+ Quá trình ký sinh nấm: trên môi trường PGA sau 3 ngày nuôi cấy, tơ nấm T. harzianum tiếp xúc và xâm nhập vào hệ tơ Pythium sp đồng thời tiết enzyme glucanase và cellulase thủy phân vách làm nguồn dinh dưỡng. Trong đó enzyme glucanase có vai trò quan trọng nhất.

+ Quá trình cộng sinh trong hệ rễ: cây dưa leo được xử lý với chế phẩm chứa bào tử T. harzianum có hệ rễ phát triển mạnh (rễ to, rễ con phân nhánh nhiều) hơn so đối chứng. Phân tích trong hệ rễ cho thấy có sự hình thành khuẩn lạc trong hệ rễ của T. haranum từ mật độ bào tử ban đầu (3.103 bt / g hạt) lên đến 5.106 bt / g rễ sau 7 ngày và tiến hành nhuộm tiêu bản rễ dưa phát hiện tơ T. harzianum bám trên bề mặt rễ.

 

 

BIOCONTROL OF PYTHIUM SP CAUSED BY DAMPING OFF DISEASE ON CUCUMBER BY TRICHODERMA HARZIANUM

 

Nguyen Truong Tho, Hoang Quoc Khanh

Institute of Tropical Biology, Academy for Natural Science and Technology

 

Abstract:

         

Damping off disease caused by Pythium sp. is serious damage in agriculture. T. harzianum were evaluated for efficacy in control of damping off diseases in seedling of cucumber grown in potting medium.

          Potting medium was treated by T.harzianum spore liquid (106spore/ml) and T.harzianum preparation was mixed with germinated seeds 10 percentage (w/w). After ten days, rates of infected plants in potting medium, which had moisture of 15% - 20%, pH 5 - 6, temparature of 25 - 30oC, were 20% in treatment and 50% in untreatment plants.

          The mechanisms on which T.harzianum contrlled against Pythium sp. was:

+ Mycoparatism: after three days cultured on PGA medium in vitro, T.harzianum hyphae contacted and invaded on Pythium hyphae by cell-walls degrading enzymes such as glucanase and cellulase in which glucanase played the most important role.

+ Symbiosis on roots: cucumber seedlings which were treated by T.harzianum had strong growth of roots. Roots assays showed that T.harzianum formed colonization on roots (from 3.103 spore/g seeds to 5.106 spore/g root after seven days) and found on surface roots.